Phú Thiện tích cực thu hút đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vượt qua những khó khăn, thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2021.
Cũng với tâm thế này, cấp ủy, chính quyền quyết tâm thích ứng an toàn, linh hoạt, biến thách thức thành cơ hội để phục hồi và phát triển với nhiều giải pháp thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng.
Tạo tiền đề vững chắc cho năm 2022
Chủ tịch UBND huyện Trịnh Văn Sang cho biết: Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn nhưng 21 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Nghị quyết HĐND huyện đề ra thì có đến 19 chỉ tiêu đạt và vượt. Trong đó, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt trên 3.111 tỷ đồng, tăng 11,07% so với năm 2020; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thực hiện trên 1.872 tỷ đồng, tăng 17,9% so với năm trước; thu ngân sách nhà nước đạt 38,4 tỷ đồng, vượt 9,67% so với dự toán tỉnh giao; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 36 triệu đồng/năm. Cùng với đó, giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ước đạt 174,94 tỷ đồng. Kết quả này có được là do một số ngành công nghiệp thế mạnh của địa phương như: sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa máy móc thiết bị, xay xát gạo… được đầu tư thiết bị hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương.
Nhiều doanh nghiệp liên kết với người dân sản xuất giống lúa chất lượng cao. Ảnh: L.N
Nhiều doanh nghiệp liên kết với người dân sản xuất giống lúa chất lượng cao. Ảnh: L.N
Kết thúc năm 2021, toàn huyện gieo trồng được 26.359 ha cây trồng các loại theo kế hoạch, cơ cấu cây trồng được điều chỉnh phù hợp với lợi thế của địa phương, gắn phát triển nông nghiệp công nghệ cao liên kết chuỗi giá trị. Trong năm đã liên kết sản xuất 145,7 ha lúa 2 vụ với Tập đoàn Lộc Trời, thu mua toàn bộ sản phẩm cho người dân. Theo thống kê, năng suất bình quân 2 vụ liên kết là 8,5 tấn/ha, cao hơn năng suất lúa lâu nay của huyện 1,5 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 4 triệu đồng/ha. Đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản, chủ đầu tư, đơn vị thi công đã có nhiều nỗ lực thực hiện các dự án trên địa bàn. Đến nay, tổng khối lượng thực hiện các nguồn vốn là 37,3 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm là 72,2 tỷ đồng, đạt mục tiêu giải ngân 95-100% vốn kế hoạch đầu tư công năm 2021 theo yêu cầu đề ra.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021, huyện Phú Thiện tiếp tục đề ra các phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm triển khai thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất là 11,07%; thu ngân sách trên địa bàn gần 36  tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt mức 39 triệu đồng/năm; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025) là 2%; tiếp tục xây dựng 1 xã, 7 làng đạt chuẩn nông thôn mới. “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng; ưu tiên đầu tư cho các công trình giao thông, hạ tầng thị trấn Phú Thiện phấn đấu đạt chuẩn đô thị văn minh và đô thị loại V ở mức cao, làm tiền đề để xây dựng thị trấn đạt đô thị loại IV giai đoạn 2026-2030”-Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện khẳng định.
Mặt khác, huyện tích cực triển khai kế hoạch thực hiện các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng cường sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng các nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; khai thác hiệu quả tuyến du lịch Phú Thiện-Chư Sê, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch nông thôn.
Tích cực kêu gọi đầu tư
Gần 1 năm nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Ricky Farms (Đak Lak) đã quan tâm tìm hiểu các điều kiện đầu tư, làm thủ tục xin chủ trương triển khai 8 dự án chăn nuôi tập trung chất lượng cao tại Gia Lai (7 dự án ở Phú Thiện, 1 dự án ở Chư Pưh) với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Phần lớn các trang trại chăn nuôi tập trung ở các xã Ia Sol, Ia Peng, Chư A Thai. Ông Hoàng Thanh Tùng-Tổng Giám đốc-cho biết: Trong số này có 1 dự án (làng Ia Peng, xã Ia Sol) đã đi vào hoạt động với mức đầu tư 85 tỷ đồng, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 32.000 con heo thịt.
Theo ông Tùng, việc đầu tư các dự án sẽ tạo sức bật cho phát triển kinh tế-xã hội bởi kèm theo đó là phát triển cơ cấu hạ tầng đồng bộ theo dự án như: đường giao thông, cầu, đường, điện. Chưa kể là lực lượng lao động được đào tạo về chuyên môn, thay đổi về công tác tổ chức quản lý, tiếp cận công nghệ cao hay thay đổi tư duy phát triển cơ cấu ngành nghề. Mỗi dự án cần sử dụng 50-120 lao động, lực lượng kỹ sư chính của Công ty chỉ chiếm khoảng 10%, số lao động còn lại tuyển dụng tại địa phương.
Dự án trang trại chăn nuôi của Ricky Farms tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện). Ảnh: Gia Bảo
Dự án trang trại chăn nuôi của Ricky Farms tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện). Ảnh: Gia Bảo
Chưa dừng lại ở lĩnh vực chăn nuôi, Công ty cổ phần Tập đoàn Ricky Farms đang khảo sát, làm tờ trình xin cấp phép 4 nhóm dự án đầu tư với kinh phí gần 1.000 tỷ đồng như: đầu tư hạ tầng Cụm Công nghiệp huyện Phú Thiện; xây dựng Trung tâm Thương mại dịch vụ tổng hợp; đề án phát triển làng yến, phố yến ven sông; hình thành khu du lịch gắn Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi-hồ thủy lợi Ayun Hạ với khu nghỉ dưỡng dự kiến xây dựng trên núi Chư A Thai nhằm tạo điểm nhấn phát triển du lịch.
Theo Chủ tịch UBND huyện Trịnh Văn Sang: Trên cơ sở Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông-lâm nghiệp, huyện đang định hướng chuyển đổi một số diện tích đất ở các vùng không tưới được, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hình thành vùng sản xuất giống. Trong đó, liên kết với Tập đoàn Lộc Trời sản xuất 500 ha gắn với tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao; hợp tác với các đơn vị có ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt để phát huy nền tảng cây trồng giá trị cao với định hướng nâng giá trị, thu nhập mang lại trên một đơn vị diện tích; hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, công nghệ cao với quy mô lớn.
“Chúng tôi kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư khảo sát, đề xuất dự án đầu tư khai thác hạ tầng kết nối khai thác tiềm năng đất đai; phát triển chăn nuôi tập trung công nghệ cao, định hướng đầu tư khai thác du lịch. Quan điểm của huyện là tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn, nhất là các dự án lớn, có sức lan tỏa. Rà soát, bổ sung, cập nhật kịp thời các quy hoạch, kế hoạch; các quy định pháp luật, chính sách, thủ tục về đầu tư, môi trường, đất đai... để hỗ trợ nhà đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư, triển khai lập quy hoạch chi tiết và lập dự án”-Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh.
Một mùa xuân nữa lại về mang theo những dự án kỳ vọng đổi thay trên vựa lúa của Tây Nguyên. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Thiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt vững tin sẽ hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ.
GIA BẢO

Có thể bạn quan tâm

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).