Phú Thiện cần đẩy mạnh phát triển cây ăn quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 11-5, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát kết quả thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” tại huyện Phú Thiện.

 Quang cảnh buổi giám sát tại UBND huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi
Quang cảnh buổi giám sát tại UBND huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Giai đoạn 2016-2020, ngành nông nghiệp huyện Phú Thiện đã từng bước chuyển dịch đúng hướng, nâng cao giá trị. Đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.253 tỷ đồng, chiếm 44,5% trong cơ cấu kinh tế của huyện; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 4,8%. Tổng diện tích gieo trồng năm 2020 đạt 26.073 ha. Huyện đã thực hiện cánh đồng lớn một giống đối với cây lúa, mía, rau, khoai lang... bước đầu đạt kết quả khả quan. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được chú trọng, nhiều giống mới được khảo nghiệm và nhân rộng. Huyện đã liên kết với Tập đoàn Lộc Trời sản xuất 145,7 ha lúa.

Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện năm 2020 khoảng 347 ngàn con, tăng 3,5% so với năm 2015. Đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 24 dự án chăn nuôi heo quy mô trang trại đăng ký khảo sát và xin chủ trương đầu tư, trong đó, 3 dự án đã được cấp chủ trương đầu tư. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2020 là 360 ha (tăng 20 ha so với năm 2015); tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 860 tấn với các loại có giá trị như cá trắm cỏ, trôi, chép, mè, thác lác...

Đến năm 2020, toàn huyện có 5/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng, tăng 18 triệu đồng so với năm 2015.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Tuấn, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu vẫn theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ nên giá trị chưa cao. Nguyên nhân chính là do nông nghiệp huyện có xuất phát điểm thấp, lại chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, giá vật tư đầu vào tăng cao, giá bán bấp bênh, thị trường tiêu thụ không ổn định. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho hạ tầng như giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi còn hạn chế, chưa bảo đảm nhu cầu phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND huyện kiến nghị: Trong thời gian tới, tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống trạm bơm, kênh nương, đường nội đồng; hỗ trợ các giống cây trồng mới; kêu gọi và giới thiệu các doanh nghiệp liên kết đầu tư trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương phát triển.

Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đánh giá cao kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Phú Thiện trong thời gian qua. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị: Thời gian tới, huyện cần đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là với cây lúa, mía và cây ăn quả; cần khai thác tối đa tiềm năng phát triển thủy sản; chú trọng phát triển sản phẩm OCOP. Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện nên đẩy mạnh đầu tư phát triển mô hình cây ăn quả, cẩn trọng trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang trồng rừng, tránh vi phạm quy hoạch sử dụng đất và gây lãng phí. Ngoài ra, huyện cần ưu tiên nguồn vốn, có giải pháp cụ thể và phân công nhiệm vụ cho từng ban, ngành, đoàn thể để nâng cao hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.

 

 VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null