Phụ nữ Ya Hội chung tay bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kể từ khi thành lập đến nay, Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) không chỉ là nơi để các hội viên thỏa nguyện niềm đam mê với cồng chiêng mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Các thành viên Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) trong một buổi luyện tập. Ảnh: R’Ô Hok
Các thành viên Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) trong một buổi luyện tập. Ảnh: R’Ô Hok
Trước đây, khi làng có lễ hội, việc đánh chiêng chỉ dành cho cánh đàn ông còn phụ nữ đảm nhiệm việc múa xoang là chính. Xuất phát từ niềm đam mê cồng chiêng của chị em phụ nữ, tháng 7-2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ya Hội đã thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ với 160 thành viên tại các làng: Groi, Bung Tờ Số và Brang-Đak Ya-Kliết.
Bà Đinh Thị Plong (làng Groi) cho biết: "Trước đây, chúng tôi cứ nghĩ chơi chiêng là dành cho đàn ông còn phụ nữ chỉ múa xoang. Nhưng mỗi lần nhìn thấy đàn ông biểu diễn cồng chiêng điệu nghệ, chị em phụ nữ rất thích. Vì vậy, trong các lễ hội của làng, chúng tôi tranh thủ học hỏi cách đánh chiêng. Đến nay, chúng tôi chơi được tất cả các bài chiêng. Vừa rồi, xã thành lập đội chiêng nữ. Chúng tôi rất phấn khởi”.

Xã Ya Hội hiện có 7 đội cồng chiêng, trong đó có 4 đội chiêng nam và 3 đội chiêng nữ. Mặc dù bận đi làm rẫy nhưng chị Đinh Thị Sấp (làng Bung Tờ Số) tranh thủ về sớm hơn mọi khi để luyện tập. Chị chia sẻ: “Thông qua Câu lạc bộ, chúng tôi có dịp trao đổi, chia sẻ vui buồn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Câu lạc bộ không chỉ là nơi giao lưu cồng chiêng mà chị em chúng tôi con chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm hay trong phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái”.

Trao đổi với P.V, bà Đinh Thị Bray-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ya Hội-cho biết: “Toàn xã có 673 hội viên, phụ nữ sinh hoạt tại 4 chi hội. Việc thành lập Câu lạc Cồng chiêng nữ đã đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các hội viên. Sắp tới, Hội sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân giữ gìn cồng chiêng, đồng thời đề xuất Đảng ủy, UBND xã hỗ trợ thêm kinh phí để duy trì Câu lạc bộ”.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.