Phụ nữ Đak Pơ chung tay loại trừ rác thải nhựa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ, Gia Lai đã triển khai nhiều mô hình nhằm tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, em phụ nữ chung tay hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi ni lông, góp phần nâng cao ý thức của chị em về bảo vệ môi trường.
Gần 3 năm nay, mỗi lần đi chợ, chị Trương Thị Xuân Loan (tổ 2, thị trấn Đak Pơ) đều xách theo giỏ để đựng thực phẩm. Chị cho hay: “Lúc đầu dùng giỏ xách đi chợ mình thấy không quen lắm. Thế nhưng, lâu dần thì thấy bình thường, bởi xách giỏ đi chợ đã giúp hạn chế được việc sử dụng túi ni lông để đựng thực phẩm, giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường”. Chị cũng rủ thêm mấy chị trong tổ dân phố sử dụng giỏ như mình. Ngoài ra, gia đình chị còn đào thêm hố rác để phân loại, xử lý rác tại chỗ. 
Cũng hơn 3 năm nay, chị Hoàng Thị Sào (làng Mông, xã Ya Hội) có thói quen phân loại rác thải tại nguồn. “Ngay góc bếp, tôi đặt 2 cái sọt để phân loại rác, một cái đựng rác không tái chế được, 1 cái đựng rác tái chế được. Làm như vậy sẽ giúp việc xử lý rác thải thuận lợi hơn”-chị Sào nói.
 Chị em phụ nữ huyện Đak Pơ dùng lá chuối gói rau. Ảnh: L.A
Chị em phụ nữ huyện Đak Pơ dùng lá chuối gói rau. Ảnh: L.A
Chị Thái Thị Trinh-Chủ tịch Hội LHPN xã Hà Tam-cho hay: “Hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, Hội LHPN xã đã phát động phong trào dùng giỏ xách đi chợ, đào hố rác tự hoại. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền chị em dùng hộp nhựa để đựng thực phẩm khi đi chợ rồi bỏ vào giỏ xách, giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông”.
Tại hội nghị đối thoại với chị em phụ nữ diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên, Hội LHPN huyện Đak Pơ không sử dụng chai nhựa dùng 1 lần và ống hút nhựa trong hội nghị, thay vào đó là ly thủy tinh. Bà Phạm Thị Thúy-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Pơ-chia sẻ: Hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, từ năm 2017 đến nay, Hội LHPN huyện đã cấp 640 giỏ xách đi chợ cho chị em; thành lập mô hình phân loại rác thải tại nguồn ở 3 xã: Ya Hội, Tân An và Phú An; vận động đào 4.072 hố rác tự hoại trong vườn nhà, xây dựng 5 hố xử lý rác thải tại nguồn ở khu dân cư, thành lập 10 tổ thu gom rác thải tại khu dân cư. Mới đây nhất, trong tháng 9, Hội đã thành lập mô hình “Nói không với rác thải nhựa và túi ni lông” tại 2 xã Ya Hội và An Thành. Song song với đó, Hội đẩy mạnh truyền thông đến người dân về thực trạng rác thải nhựa hiện nay tại địa phương; các giải pháp phòng-chống rác thải nhựa từ gia đình hội viên, phụ nữ nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
“Thời gian tới, các cấp Hội Phụ nữ huyện Đak Pơ sẽ tiếp tục vận động chị em sử dụng giỏ xách khi đi chợ thay cho túi ni lông. Đồng thời tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy, thay thế bằng túi vải, túi nhựa sinh học, lá chuối... khi bán hàng. Bên cạnh đó là đẩy mạnh mô hình phân loại rác thải tại nguồn, thành lập thêm tổ thu gom rác”-bà Phạm Thị Thúy cho biết thêm.
LAN ANH

Có thể bạn quan tâm

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.