Phụ nữ Đak Đoa tích cực xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức thực hiện hiệu quả công tác Hội và các phong trào thi đua, góp phần chăm lo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Hội LHPN huyện Đak Đoa hiện có 26.054 hội viên sinh hoạt tại 18 Hội cơ sở, trong đó, phụ nữ dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%. Trong giai đoạn 2016-2021, Hội không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tập trung hướng về cơ sở.
Để chung sức vào phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội LHPN xã Ia Băng đã vận động đào được 870 hố rác, di dời 24 chuồng chăn nuôi gia súc ra sau nhà, vận động chị em tham gia gần 130 ngày công làm được 4,8 km đường giao thông và khơi thông cống rãnh để tránh lầy lội vào mùa mưa, làm 200 m2 bê tông sân trường tại làng Brông Thông, trồng 500 m hàng rào xanh, vận động làm vườn rau sạch và trồng cây ăn quả tại các chi hội. Chủ tịch Hội LHPN xã Vũ Thị Kim Nhã cho hay: “Năm 2019, Hội LHPN xã hướng dẫn thành lập Tổ liên kết may gia công tại thôn 5. Hai năm qua, Tổ đã giải quyết việc làm cho nhiều chị em ở địa phương, nhất là phụ nữ nghèo. Hàng năm, trừ chi phí, Tổ thu về khoảng 100 triệu đồng”.
Cán bộ phụ nữ huyện Đak Đoa trao đổi kinh nghiệm công tác Hội và phong trào ở cơ sở. Ảnh: Thanh Nhật
Cán bộ phụ nữ huyện Đak Đoa trao đổi kinh nghiệm công tác Hội và phong trào ở cơ sở. Ảnh: Thanh Nhật
Theo chị Trần Thị Hoài-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn 5: “Tổ liên kết may gia công đã chủ động liên hệ các đầu mối doanh nghiệp để nhận hàng, giao cho các tổ viên may gia công theo sản phẩm. Hiện tại, Tổ đã giải quyết việc làm thường xuyên và ổn định cho 17 chị”. 
Những năm qua, Hội LHPN xã Hneng đã vận động, hướng dẫn các chi hội kết nghĩa để giúp hội viên phụ nữ học hỏi, tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng NTM, gia đình hội viên thuộc Chi hội làng Krun đã hiến đất làm đường giao thông nông thôn, di dời 79 chuồng gia súc xa nhà, đào hàng chục hố rác, trồng 1 km con đường hoa và 2 km hàng rào xanh. Riêng tại thôn Tam Điệp và làng Krun, các gia đình đều có vườn rau sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, gần 130 hộ triển khai trồng chuối xen các loại cây ăn quả cho thu nhập thêm 3-3,5 triệu đồng/tháng.
Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào phụ nữ huyện Đak Đoa nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: Thanh Nhật
Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào phụ nữ huyện Đak Đoa nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: Thanh Nhật
Đánh giá vai trò của phụ nữ trong phong trào xây dựng NTM, Bí thư Đảng ủy xã Hà Bầu Y Pren khẳng định: Hà Bầu có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 98% dân số. Thời gian qua, hội viên phụ nữ luôn gương mẫu, đi đầu trong xây dựng NTM. Tiêu biểu như chị Planh ở làng Ring Rai. “Giai đoạn 2016-2020, chị Planh đã tích cực cùng ban, ngành của xã vận động người dân làm 2,4 km đường nội thôn, tu sửa và làm mới 25 nhà ở, 32 hộ làm nhà vệ sinh, vận động các hộ hiến đất ruộng để bê tông hóa 1.100 m đường nội đồng. Đồng thời, chị Planh cùng Ban Nhân dân thôn vận động người dân đóng góp 400 công để nâng cấp mương thủy lợi vào khu sản xuất, đóng 20 triệu đồng và hơn 400 công lao động làm cầu dân sinh nối từ làng Ring Rai đi qua xã Trà Đa (TP. Pleiku). Ngoài ra, chị còn tích cực vận động thành lập các tổ tự quản về an ninh nông thôn, vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng-chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự địa phương”-Bí thư Đảng ủy xã Hà Bầu cho hay.
Trao đổi với P.V, bà Nay Danh Nam-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Đoa-cho biết: “Trong giai đoạn 2016-2021, các tổ chức Hội ở cơ sở tiếp tục đa dạng chương trình hành động, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chi hội, đẩy mạnh hoạt động các câu lạc bộ. Đồng thời, tiếp tục vận động gia đình hội viên tích cực tham gia đóng góp ngày công, kinh phí để góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện hiệu quả các tiêu chí xây dựng NTM. Bên cạnh đó, các cơ sở Hội nhân rộng gương điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM và phong trào thi đua yêu nước”.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.