Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập, chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học.

Theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, hiện nay việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo còn chưa thống nhất giữa các địa phương do sự chồng chéo trong các văn bản quy định về việc phân vùng để xác định đối tượng, mức chi trả; do sự sáp nhập, điều chỉnh loại đơn vị hành chính dẫn đến việc điều chỉnh mức chi trả chưa kịp thời; do quy định tại văn bản còn chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến cách xác định đối tượng hưởng còn khác nhau...

Bên cạnh đó, nhân viên trường học chỉ hưởng lương cơ bản theo hệ số, không được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp như nhà giáo nên đời sống vật chất còn khó khăn. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều vị trí việc làm nhân viên không tuyển dụng được người làm việc, nhiều nhân viên xin nghỉ để chuyển đổi nghề nghiệp…

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập thay thế Quyết định 244/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định.

Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc; việc phân chia đơn vị hành chính được điều chỉnh để thống nhất với các quy định hiện hành của pháp luật; quy định rõ ràng hơn về đối tượng được hưởng và không được hưởng phụ cấp ưu đãi...

Các nội dung dự kiến điều chỉnh này được đại biểu dự hội nghị đồng thuận cao, đặc biệt là việc ngành Giáo dục quan tâm đến đội ngũ nhân viên trường học. Các đại biểu cũng đã thảo luận, góp ý, đề xuất thêm các nội dung quy định cụ thể để chính sách về phụ cấp ưu đãi được rõ ràng, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ trong việc thực hiện chế độ cho viên chức ngành Giáo dục.

Tại hội nghị, Bộ GD&ĐT còn tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Đến thời điểm này, dự thảo Thông tư đã được hoàn thiện trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ, ngành có liên quan; ý kiến của 63 tỉnh/thành phố với sự tham gia góp ý của hơn 585.000 giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.

Nhiều nội dung quy định tại dự thảo Thông tư nhận được ý kiến đồng thuận của trên 90% người tham gia góp ý; dự thảo Thông tư được các đại biểu đánh giá cao, nếu được ban hành sẽ tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện việc phân công, bố trí giáo viên theo quy định hiện hành tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT.

Các ý kiến thảo luận tại hội nghị tập trung vào một số nội dung cụ thể, đây là những căn cứ có giá trị để Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ nhà giáo.

Theo Đỗ Hợp (TPO)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.