Phố núi rộn ràng những ngày cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày cuối năm 2018 cũng là thời gian đầu của kỳ nghỉ Tết Dương lịch ở Phố núi Gia Lai trôi qua trong tiết trời khá mát mẻ xen lẫn chút se lạnh của cơn gió cuối đông. Người người rộn ràng xuống đường, tranh thủ tận hưởng thời gian nghỉ lễ vui tươi, đầm ấm bên gia đình và bạn bè.

Thời tiết se lạnh của phố núi Pleiku khiến nhiều du khách thích thú. Ảnh Trần Dung
Thời tiết se lạnh của Phố núi Pleiku khiến nhiều du khách thích thú. Ảnh: Trần Dung

Biển Hồ, Công viên Đồng Xanh, Công viên Diên Hồng, Quảng trường Đại Đoàn Kết, Khu vui chơi Happy Kid, Nhà Thiếu nhi, các nhà hàng, quán cà phê hay các khu mua sắm lớn như: Trung tâm Thương mại Pleiku, Siêu thị Co.op Mart… luôn là những địa điểm hút khách mỗi dịp lễ, Tết. Lượng khách đổ về đây mua sắm, vui chơi thường tăng 2-3 lần so với ngày thường.

Theo ghi nhận của P.V, chỉ trong hai ngày đầu của kỳ nghỉ lễ đã có hàng ngàn lượt du khách tới tham quan điểm du lịch tâm linh sinh thái Biển Hồ. Công trình Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát (tái phục chế Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đã có trước đây) hoàn thành đã tạo nên một diện mạo khác biệt cho nơi này, góp phần thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Công trình được làm bằng chất liệu đá cẩm thạch trắng, chiều cao tổng thể 15 mét, trong đó: Tượng Phật cao 7 mét; Đài hoa sen cao 3 mét; đế tượng ốp đá theo hình bát giác cao 5 mét và các hạng mục công trình khác… Từ khu vực Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn những trùng điệp núi đồi cùng dòng chữ “Biển Hồ Pleiku”. Có thể nói, vẻ đẹp thơ mộng của Biển Hồ đã để lại dấu ấn cho du khách.  “Lần này trở lại Biển Hồ tôi rất ngạc nhiên. Khu du lịch này thay đổi khác biệt và hấp dẫn hơn hẳn. Đặc biệt, việc tái phục chế Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đã có trước đây tại khu vực giữa lòng hồ đã hình thành điểm đến sinh thái tâm linh cho du khách. Tới đây mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp của Pleiku xinh đẹp”-chị Minh Tú (xã An Phú, TP. Pleiku) chia sẻ.

Công trình Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại khu vực Biển Hồ đã tạo nên một điểm du lịch ý nghĩa cho TP. Pleiku. Ảnh Trần Dung
Công trình Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại khu vực Biển Hồ đã tạo nên một điểm du lịch ý nghĩa cho TP. Pleiku. Ảnh: Trần Dung



Cũng như khu vực Biển Hồ, Công viên Văn hóa Đồng Xanh (xã An Phú, TP. Pleiku) vẫn luôn chứng tỏ sức hút bằng sự đổi mới liên tục, trở thành điểm đến nhộn nhịp nhất trong mỗi dịp lễ, Tết. Cách trung tâm thành phố chừng 10 km, nhiều du khách chọn Công viên Văn hóa Đồng Xanh là nơi nghỉ mát lý tưởng cho gia đình mình vui chơi và tổ chức picnic. Ông Lê Văn Trường-Giám đốc Công viên Văn hóa Đồng Xanh, cho hay: “Chỉ trong 2 ngày lễ đầu, lượng khách đến vui chơi tại Công viên đã tăng mạnh; trung bình khoảng 2.000 lượt/ngày. Năm nay, ngoài các khu tham quan truyền thống như: Đền tưởng niệm các Vua Hùng, vườn bách thảo, khu tượng nhà mồ, các trò chơi thiếu nhi, hát cho nhau nghe… thì điểm nhấn mới của Đồng Xanh chính là mô hình vườn rau VietGAP trồng trong nhà lồng. Chúng tôi luôn muốn tạo ra những cái mới để phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng lãm của du khách”.

Trái ngược với hai địa điểm trên, thời gian đầu của dịp nghỉ Tết Dương lịch, lượng khách về tham quan, vui chơi tại Công viên Diên Hồng có phần thưa vắng hơn với khoảng hơn 300 lượt/2 ngày, chủ yếu là khách ngoài tỉnh. Chuồng cá sấu, trò chơi đu quay và đạp thiên nga trên Hồ Đức An… là những khu vực thu hút đông người nhất ở Công viên này. Chị Phạm Thị Thu Diễm (tổ 9, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) tâm sự: “Tôi với hai người bạn có mặt ở Công viên Diên Hồng từ sớm để chụp những bức ảnh kỷ niệm. Vào mỗi dịp lễ, tôi thường dành thời gian để hàn huyên, đi chơi với bạn bè sau những ngày làm việc căng thẳng”.

Du khách đạp thiên nga du ngoạn trên Hồ Đức An. Ảnh: Hồng Thi
Du khách đạp thiên nga du ngoạn trên Hồ Đức An. Ảnh: Hồng Thi



Không chỉ trong tỉnh, Phố núi Gia Lai cũng được nhiều du khách ở các tỉnh bạn lựa chọn làm điểm đến trải nghiệm dịp lễ này. Bà Nguyễn Thị Sung (phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Bình Định) bảo rằng, mỗi dịp lễ, Tết, đại gia đình 4 thế hệ của bà vẫn thường tổ chức những chuyến đi chơi xa cùng nhau ở Hà Nội, Huế, Sa Pa… và lần này là Gia Lai để tăng thêm sự yêu thương, gắn kết. “Chúng tôi lên Pleiku từ sáng hôm qua và đã có dịp thăm thú Thác Phú Cường, Công viên Diên Hồng cũng như thưởng thức một số món ăn ngon. Ngày mai gia đình sẽ đến Biển Hồ, Thủy điện Ia Ly rồi chuyển địa điểm qua Măng Đen (Kon Tum) để kết thúc kỳ nghỉ Tết Dương lịch”-bà Sung nói.

Tương tự, gia đình anh Trần Văn Thế (TP. Kon Tum) chọn Gia Lai là điểm du lịch nghỉ dưỡng cho kỳ nghỉ năm nay. Với vợ chồng anh, Gia Lai có rất nhiều cảnh đẹp nhưng anh chị vẫn ấn tượng nhất với Khu du lịch Biển Hồ. Anh Thế vui vẻ cho biết: “Gia đình tôi dành trọn kỳ nghỉ này để đến với vùng đất trữ tình Gia Lai. Khí hậu ở đây rất mát mẻ, không ảnh hưởng tới sức khỏe của các con tôi. Con đường dẫn xuống Biển Hồ tựa như bức tranh thủy mặc với ngút ngàn thông xanh, chúng tôi đã thảnh thơi đi bộ để thưởng ngoạn trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên”.

 Nhiều gia đình tới Phố núi Gia Lai để lưu giữ kỷ niệm cho kỳ nghỉ. Ảnh Trần Dung
Nhiều gia đình tới Phố núi Gia Lai để lưu giữ kỷ niệm cho kỳ nghỉ. Ảnh: Trần Dung



Kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2019 kéo dài 4 ngày cũng là khoảng thời gian khá lý tưởng để mọi người “xách ba lô lên và đi” với những chuyến du lịch dài ngày trong và ngoài tỉnh, thậm chí ở nước ngoài. Ông Hà Trọng Hải-Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Cao Nguyên Việt, thông tin: “Lượng khách đăng ký tour du lịch dịp Tết Dương lịch của Công ty tăng hơn 20% so với bình thường, thời tiết tương đối thuận lợi. Các điểm đến trong nội tỉnh chủ yếu là Thủy điện Ya Ly, Biển Hồ, các làng dân tộc, Núi lửa Chư Đăng Ya… Tour ngoài tỉnh tập trung phần lớn ở Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Kon Tum. Một số khách còn lựa chọn Thái Lan hoặc Singapo du lịch kết hợp nghỉ dưỡng trong dịp lễ này”.

Ngoài các điểm du lịch, trong hai ngày 29 và 30-12, nhiều du khách đã đến thưởng thức ẩm thực cơm lam-gà nướng tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố như: quán Bazan ở đường Lê Duẩn (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku); quán gà nướng cơm lam Plây Cồng chiêng (nằm sát ngôi nhà rông ở làng Văn hóa-Du lịch Plei Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku); nhà hàng Tơ Nưng (đối diện cổng vào danh thắng Biển Hồ)… Bên cạnh đó, các quán cà phê cũng góp phần tạo nên không khí nhộn nhịp cho Phố núi trong những ngày cuối cùng của năm cũ 2018 và đón chào năm mới 2019. Theo dự ước, lượng khách đổ về trung tâm vui chơi sẽ đông hơn trong ngày chính lễ.

Thi Dung

Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.