Phố núi Pleiku bùng nổ với Gia Lai City Trail 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giữa tiết trời se lạnh của mùa khô Phố núi Pleiku, gần 4.000 chân chạy cả nước đã đổ về cung đường của “Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn”. Tất cả như vỡ òa trước “biển người” đam mê chạy bộ tạo bầu không khí rộn ràng hiếm có.
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên (thứ 2 từ phải qua) tham gia chạy ở cự ly 10 km. Ảnh: Ngọc Sang

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên (thứ 2 từ phải qua) tham gia chạy ở cự ly 10 km. Ảnh: Ngọc Sang

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (bìa phải) tham gia giải chạy lần này. Ảnh: Văn Ngọc

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (bìa phải) tham gia giải chạy lần này. Ảnh: Văn Ngọc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế chạy cự ly 21 km ở giải này. Ảnh: Văn Ngọc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế chạy cự ly 21 km ở giải này. Ảnh: Văn Ngọc

Hấp dẫn trên đường đua

4 giờ sáng 19-11, các vận động viên (VĐV) của Gia Lai City Trail 2023 chính thức khởi tranh ở cự ly 42 km. Đây là cự ly dài nhất và cũng được đánh giá có độ khó cao nhất bởi nhiều yếu tố. Các VĐV sẽ phải tranh tài từ khá sớm khi ánh sáng còn hạn chế trong khoảng hơn 1 giờ 30 phút. Đường chạy dài tiêu tốn nhiều thể lực cũng như sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ từ khoảng 16 độ C dao động đến 24 độ C chỉ trong thời gian ngắn cũng là một thử thách. Đặc biệt, đây là cự ly duy nhất mang hành trình chinh phục đỉnh núi Chư Đang Ya với những đoạn dốc đứng buộc các VĐV phải di chuyển với tốc độ của một người đi bộ.

Cự ly đầu tiên 42 km xuất phát lúc 4 giờ. Ảnh: Văn Ngọc

Cự ly đầu tiên 42 km xuất phát lúc 4 giờ. Ảnh: Văn Ngọc

Tuy nhiên, các VĐV đã có những màn đua tốc độ với chất lượng chuyên môn cao. Cự ly này ở nội dung nam quy tụ 2 VĐV thuộc đội năng khiếu điền kinh của Gia Lai, trong đó có chân chạy Hà Quang Thắng đang thuộc biên chế của đội tuyển trẻ điền kinh quốc gia. Và ngay những km đầu tiên, VĐV người Đak Pơ đã có màn bứt tốc để bỏ lại các đối thủ ở khoảng cách tương đối an toàn. Anh duy trì những bước chạy đều đặn và đầy dẻo dai để vượt qua những đoạn đường khó như tại khu vực Biển Hồ chè hay leo núi Chư Đăng Ya. Để rồi Quang Thắng đã xuất sắc cán đích đầu tiên với thành tích 3 giờ 1 phút 28 giây.

Cự ly 42 km phải thi đấu trong điều kiện ánh sáng hạn chế. Ảnh: Văn Ngọc

Cự ly 42 km phải thi đấu trong điều kiện ánh sáng hạn chế. Ảnh: Văn Ngọc

Quang Thắng bày tỏ: “Đường chạy khá đẹp nhưng cũng có nhiều đoạn khó, nhất là khi leo lên đỉnh Chư Đang Ya cần phải có kỹ thuật để tránh chấn thương. Tôi khá hài lòng với kết quả mình đạt được và mong giải sẽ tạo ra sức hút lớn hơn nữa, cơ cấu giải thưởng cao để thu hút được nhiều VĐV chuyên nghiệp tạo cơ hội cho chúng tôi có thể cọ xát”.

VĐV Hà Quang Thắng giành huy chương vàng ở cự ly 42 km nam. Ảnh: Văn Ngọc

VĐV Hà Quang Thắng giành huy chương vàng ở cự ly 42 km nam. Ảnh: Văn Ngọc

Các VĐV phong trào khác cũng chứng tỏ được khả năng của mình ở cự ly khắc nghiệt này. Nổi bật như người về thứ 2 là Hoàng Văn Hơn với 3 giờ 6 phút 11 giây, Võ Cao Thiện Nghĩa về thứ 3 với 3 giờ 17 phút 19 giây…để bỏ xa VĐV khác của đội tuyển điền kinh là Trịnh Minh Tâm về thứ 7 với thành tích 3 giờ 37 phút 41 giây.

Trong khi đó, ở cự ly 42 km của nữ, runner đầy cá tính Phan Thị Tường Vy cũng tỏ ra vượt trội. Là chân chạy phong trào đã từng thi đấu nhiều giải ở cự ly 42 km, Tường Vy có đầy kinh nghiệm trong việc phân phối thể lực cho chặng đường dài. Dù là nội dung chạy trail thay vì đường trường bằng phẳng nhưng cô đã đạt thành tích đáng nể với 3 giờ 58 phút 47 giây.

VĐV Phan Thị Tường Vy giành huy chương vàng ở cự ly 42 km nữ. Ảnh: Văn Ngọc

VĐV Phan Thị Tường Vy giành huy chương vàng ở cự ly 42 km nữ. Ảnh: Văn Ngọc

Ở cự ly 21 km cũng mang đậm “chất trail” khi đi qua khu vực Biển Hồ chè với đoạn đường đất gồ ghề, 1 chân chạy khác đến từ đội tuyển trẻ quốc gia là Nguyễn Thành Đạt đã băng băng về đích với tốc độ thần tốc. VĐV người Kbang đã đạt thành tích 1 giờ 21 phút 39 giây, bỏ xa người đồng đội thuộc biên chế VĐV tỉnh Gia Lai là Nguyễn Thành Công ở thành tích 1 giờ 25 phút 46 giây. Ở nội dung dành cho nữ đã không có nhiều bất ngờ khi cựu VĐV đội tuyển trẻ quốc gia Nguyễn Thùy Dung xuất sắc giành giải nhất với thành tích 1 giờ 50 phút 53 giây. Tuy vậy, cô đã gặp phải sự bám đuổi bền bỉ của Nguyễn Thị Tố Anh. Dù Thùy Dung là người vươn lên dẫn trước từ khi xuất phát song Tố Anh vẫn kiên trì ở vị trí thứ 2 để rồi cán đích với thành tích chỉ 1 giờ 52 phút 2 giây.

Các VĐV ngoại tỉnh thích thú khi được chạy trong vườn cà phê. Ảnh: Văn Ngọc

Các VĐV ngoại tỉnh thích thú khi được chạy trong vườn cà phê. Ảnh: Văn Ngọc

Ở cự ly 10 km nam, VĐV Trần Minh Tú đã cán đích với thành tích 40 phút 49 giây; cự ly 10 km nữ, VĐV Phạm Thị Thùy Hương giành huy chương vàng với thành tích 55 phút 11 giây. Ở cự ly 5 km nam, VĐV Dương Trung Thuận đã về đích đầu tiên với thành tích 18 phút 35 giây; cự ly 5 km nữ, VĐV Trần Thị Anh Thy đã giành giải nhất với 28 phút 56 giây.

Ông Ngô Gia Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh cho hay: “Với đường chạy trail có địa hình phức tạp song các VĐV vẫn có thành tích tương đối tốt, nhất là các chân chạy phong trào không qua ăn, tập chuyên nghiệp. Đây là điều đáng mừng với phong trào chạy bộ ở Gia Lai và trong toàn quốc. Với các VĐV của Trung tâm, giải là cơ hội tốt để trải nghiệm với loại hình mới, rèn luyện thể lực cho các giải sắp tới”.

Ngày hội của các runner

Với nhiều người, tham gia Gia Lai City Trail không chỉ là cơ hội rèn luyện thể dục thể thao, thử thách khả năng của bản thân mà còn là dịp khám phá những cung đường đẹp, trải nghiệm thời tiết, không khí, con người và nét đẹp văn hóa của mảnh đất cao nguyên. Ông Eddy (54 tuổi, quốc tịch Bỉ) dù lần đầu tiên đến với Gia Lai song đã thực sự ấn tượng với phong cảnh và đường chạy 42 km của giải. “Tôi lựa chọn Gia Lai vì đây là vùng đất mới tôi chưa từng đặt chân đến ở Việt Nam nên rất muốn được khám phá nó. Bầu không khí ở đây quá tuyệt vời, thời tiết mát mẻ, phong cảnh đẹp vừa có hồ nước lớn, vừa có núi, các bạn chạy cùng người dân bên đường rất thân thiện, họ dành cho tôi những lời chào và cử chỉ thân thương. Chắc chắn tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè của mình đến với Pleiku xinh đẹp của các bạn”-ông Eddy chia sẻ.

Hàng thông trăm tuổi là cung đường đẹp được nhiều runner ưa thích. Ảnh: Văn Ngọc

Hàng thông trăm tuổi là cung đường đẹp được nhiều runner ưa thích. Ảnh: Văn Ngọc

Với bà Nguyễn Thị Hậu Hiền (70 tuổi, TP. Hà Nội), lần trở lại Phố núi của vợ chồng bà tương đối đặc biệt. Nhờ có Gia Lai City Trail 2023, vợ chồng bà mới có dịp đến với thành phố mù sương mà trong ký ức của bà nó mang một vẻ đẹp mộng mơ. Bà Hiền bồi hồi: “Ở tuổi này, ngỡ như vợ chồng tôi khó có dịp quay lại Pleiku nhưng nhờ tập chạy bộ và Gia Lai tổ chức giải này nên vợ chồng tôi mạnh dạn đăng ký. Ban đầu chỉ tính chạy 5 km như thường lệ nhưng thời tiết Pleiku đẹp quá, không khí vui quá nên chúng tôi đã đăng ký chạy 10 km. Dọc đường chạy mọi người đều dành những lời cổ vũ, động viên ông bà lão khiến chúng tôi rất cảm động. Đây sẽ là kỷ niệm khó quên với vợ chồng tôi”.

Cặp vợ chồng runner đã ngoài 70 tuổi vẫn tranh tài ở cự ly 10 km. Ảnh: Văn Ngọc

Cặp vợ chồng runner đã ngoài 70 tuổi vẫn tranh tài ở cự ly 10 km. Ảnh: Văn Ngọc

Trước sự kiện thu hút hàng ngàn người từ nhiều nơi trên toàn quốc, các chân chạy Gia Lai cũng xem đây là cơ hội quý báu để quảng bá hình ảnh tỉnh nhà cũng như bản sắc của dân tộc mình. Anh Rcom Bus (21 tuổi, TP. Pleiku) đã gây ấn tượng mạnh trên đường chạy với bộ trang phục truyền thống của chàng trai Jrai cùng đôi chân trần ở cự ly 21 km. “Đây là dịp hiếm hoi mà Pleiku được đón một lượng khách lớn đến với hoạt động thể thao sôi động như thế này nên tôi cũng muốn chuyển tải hình ảnh đặc trưng của dân tộc mình đến với du khách gần xa. Khi mặc trang phục này, nhiều bạn VĐV cũng xin chụp hình cùng khiến tôi rất vui và mong các bạn sẽ có nhiều dịp để quay lại khám phá mảnh đất Gia Lai”.

Chàng trai Jrai Rcom Bus với trang phục truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Văn Ngọc

Chàng trai Jrai Rcom Bus với trang phục truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Văn Ngọc

Ở các cự ly 10 km và 21 km thu hút mỗi lượt xuất phát hơn 1.000 người đã tạo ra khung cảnh biển người tràn ngập trên đường chạy. Nhiều người đã tận dụng khoảnh khắc hiếm có này để ghi lại kỷ niệm của mình với các bộ trang phục ngộ nghĩnh khi hóa thân thành hình con khủng long, con gấu, ninja Nhật Bản, cao bồi…Tất cả đã tạo nên một giải chạy đầy màu sắc với đầy ắp những tiếng cười vui nhộn.

Cặp VĐV hóa thân thành các samurai Nhật Bản. Ảnh: Văn Ngọc

Cặp VĐV hóa thân thành các samurai Nhật Bản. Ảnh: Văn Ngọc

Kết thúc giải, Ban tổ chức đã trao giải cá nhân nam-nữ ở từng cự ly cho các lứa tuổi dưới 30, 30-45 và trên 45 tuổi và chung cuộc; giải nam vương-nữ vương đường chạy; giải nam-nữ VĐV ấn tượng của giải; giải cho câu lạc bộ Gia Lai Marathon với số lượng VĐV tham dự đông nhất. Cũng trong khuôn khổ lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao 50 triệu đồng cho quỹ “Áo ấm cho em” và “Thắp sáng đường làng” để TP. Pleiku thực hiện công tác an sinh xã hội trong thời gian tới.

Sau đây là một số hình ảnh ấn tượng tại giải chạy:

Các VĐV chạy qua khu vực cầu treo Biển Hồ. Ảnh: Văn Ngọc

Các VĐV chạy qua khu vực cầu treo Biển Hồ. Ảnh: Văn Ngọc

Đường hoa dã quỳ dưới chân núi Chư Đang Ya hút hồn các runner. Ảnh: Doãn Vinh

Đường hoa dã quỳ dưới chân núi Chư Đang Ya hút hồn các runner. Ảnh: Doãn Vinh

Đường lên đỉnh núi Chư Đang Ya thực sự là một thử thách với các VĐV. Ảnh: Bi Ly

Đường lên đỉnh núi Chư Đang Ya thực sự là một thử thách với các VĐV. Ảnh: Bi Ly

Cung đường vành đai Biển Hồ có không khí khá mát mẻ. Ảnh: Văn Ngọc

Cung đường vành đai Biển Hồ có không khí khá mát mẻ. Ảnh: Văn Ngọc

"Biển người" xuất phát ở cự ly 21 km. Ảnh: Văn Ngọc

"Biển người" xuất phát ở cự ly 21 km. Ảnh: Văn Ngọc

Cảm xúc mãnh liệt của các VĐV khi hoàn thành cự ly của mình. Ảnh: Văn Ngọc

Cảm xúc mãnh liệt của các VĐV khi hoàn thành cự ly của mình. Ảnh: Văn Ngọc

Cả gia đình runner đều về đích ở giải chạy. Ảnh: Văn Ngọc

Cả gia đình runner đều về đích ở giải chạy. Ảnh: Văn Ngọc


Một runner hóa trang thành chú gấu ngộ nghĩnh. Ảnh: Văn Ngọc

Một runner hóa trang thành chú gấu ngộ nghĩnh. Ảnh: Văn Ngọc

Ban tổ chức trao giải chung cuộc ở cự ly 21 km. Ảnh: Văn Ngọc

Ban tổ chức trao giải chung cuộc ở cự ly 21 km. Ảnh: Văn Ngọc

Các VĐV xuất sắc đạt giải chung cuộc ở cự ly 42 km. Ảnh: Văn Ngọc

Các VĐV xuất sắc đạt giải chung cuộc ở cự ly 42 km. Ảnh: Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Hấp dẫn màn tranh tài trên “đường đua xanh”

Hấp dẫn màn tranh tài trên “đường đua xanh”

(GLO)- 

Là hoạt động hấp dẫn trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh đã trở thành điểm nhấn đặc sắc của huyện Ia Grai. Hội đua thuyền đã mang đến nhiều cảm xúc, hình ảnh đẹp trong lòng du khách về nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân gắn với dòng Pô Cô huyền thoại.

Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên

Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên

(GLO)-

Văn hóa Tây Nguyên vẫn luôn là một miền mơ tưởng bởi hội tụ nhiều giá trị với những mảng màu rực rỡ. Tinh hoa văn hóa ấy đã được cộng đồng các dân tộc giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nước tại Festival văn hóa cồng chiêng tại Gia Lai.

Hấp dẫn đường đua Gia Lai City Trail 2023

Hấp dẫn đường đua Gia Lai City Trail 2023

GLO- Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, giải chạy “Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn”diễn ra vào sáng 19-11 đã thu hút gần 4.000 vận động viên trong cả nước. Trong tiết trời se lạnh cùng cung đường tuyệt đẹp, giải đã lan tỏa thông điệp về một vùng đất thân thiện-một "Cao nguyên xanh vì sức khỏe".

Triển lãm ảnh và nhạc cụ dân tộc: Kết nối di sản và văn hóa

Triển lãm ảnh và nhạc cụ dân tộc: Kết nối di sản và văn hóa

(GLO)-

Từ ngày 11 đến 19-11, Bảo tàng tỉnh tổ chức triển lãm ảnh chào mừng Tuần Văn hóa-Du lịch và Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023; đồng thời trưng bày một số nhạc cụ độc đáo của các dân tộc anh em đang sinh sống trên vùng đất cao nguyên tại Phòng Trưng bày chuyên đề của đơn vị.

Mùa lễ hội đáng nhớ của Tây Nguyên

Mùa lễ hội đáng nhớ của Tây Nguyên

(GLO)- 

Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023 vừa khép lại nhưng âm vang vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân tại chỗ và du khách gần xa khi đến với Pleiku. Nét độc đáo bản sắc, lòng mến khách, chân tình của mỗi người dân Tây Nguyên đã làm nên một mùa lễ hội đáng nhớ.

Ấn tượng cà phê Gia Lai trong lòng người mộ điệu

Ấn tượng cà phê Gia Lai trong lòng người mộ điệu

(GLO)-

Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2023 với hàng loạt các sự kiện lớn, nhỏ đã chào đón hàng ngàn lượt du khách đến với Gia Lai. Cùng với rất nhiều hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú thì hương vị cà phê phố núi cũng là một trong những yếu tố gây ấn tượng với du khách trong và ngoài tỉnh.

Phong phú các hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống

Phong phú các hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống

(GLO)- Không khí lễ hội tràn ngập trong khoảng sân trước Bảo tàng tỉnh Gia Lai suốt những ngày diễn ra Festival Văn hóa Cồng chiêng năm 2023. Không chỉ biểu diễn cồng chiêng, hòa tấu nhạc cụ,các hoạt động trình diễn nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng… cũng thu hút đông đảo du khách đến tham quan trải nghiệm.

Lễ mừng nhà mới của người Jrai ở Krông Pa

Lễ mừng nhà mới của người Jrai ở Krông Pa

(GLO)-

Đoàn nghệ nhân của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) vừa tái hiện nghi lễ cúng mừng nhà mới của người Jrai ngay tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Đây là một trong những hoạt động mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023.

Hiến kế phát triển du lịch Tây Nguyên

E-magazineHiến kế phát triển du lịch Tây Nguyên

(GLO)- Tây Nguyên từ xưa đến nay vẫn luôn giữ được sự quyến rũ của một “miền đất huyền ảo”. Đây cũng là địa bàn chiến lược của cả nước, có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch sinh thái và văn hóa. Để Tây Nguyên trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước là mục tiêu đặt ra tại hội thảo về phát triển bền vững du lịch sinh thái, du lịch văn hóa vừa diễn ra tại TP. Pleiku.

Trải nghiệm với nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian

Trải nghiệm với nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian

(GLO)- Cùng với các hoạt động văn hóa hấp dẫn như trình diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát, người dân và du khách gần xa còn được thưởng lãm, trải nghiệm cùng các nghệ nhân trình diễn tay nghề tạc tượng gỗ dân gian trong khuôn khổ Tuần văn hóa-du lịch tỉnh Gia Lai năm 2023.
Cô gái Jrai tự học tiếng Anh để làm “cầu nối” văn hóa

Cô gái Jrai tự học tiếng Anh để làm “cầu nối” văn hóa

(GLO)- “Xin chào mọi người! Tôi là Nay H’Chuyên, 34 tuổi… Đây là Pleiku và festival cồng chiêng. Hãy đến xem tôi và mọi người ở đây biểu diễn”. Đó là lời tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh của nghệ nhân Nay H’Chuyên (huyện Chư Pưh) tại Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.
Tái hiện lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê

(GLO)- Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023, sáng 12-11, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, đoàn nghệ nhân dân tộc Ê Đê tỉnh Đak Lak đã thực hiện lễ cúng trưởng thành, giới thiệu tới cộng đồng các dân tộc và du khách nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.

Đa dạng sản phẩm lưu niệm đặc trưng

Đa dạng sản phẩm lưu niệm đặc trưng

(GLO)- Đến Gia Lai, ngoài thưởng thức và mua quà tặng là các sản phẩm đặc trưng như cà phê, tiêu, mắc ca, mật ong, bò một nắng, du khách còn thích thú với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc của người dân bản địa. Đó là mô hình nhà rông thu nhỏ, chiếc gùi đan lát thủ công, bầu khô, quần áo và túi xách thổ cẩm, hay những chiếc chuông gió, đàn t’rưng thu nhỏ với âm thanh trong trẻo, mộc mạc.
Nỗ lực đổi mới cho các sản phẩm đan lát truyền thống

Nỗ lực đổi mới cho các sản phẩm đan lát truyền thống

(GLO)- Cùng với tạc tượng, dệt thổ cẩm thì trình diễn và trưng bày các sản phẩm đan lát truyền thống cũng là hoạt động thu hút sự quan tâm của du khách trong khuôn khổ Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023. Điểm nổi bật là cùng với các sản phẩm quen thuộc như gùi, rổ, nong, nia, các nghệ nhân đã tìm cách đổi mới kỹ thuật, nâng cấp các sản phẩm đan lát, có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Cồng chiêng xuống phố

Cồng chiêng xuống phố

(GLO)- Hơn 1.000 nghệ nhân các tỉnh Tây Nguyên đã sôi nổi tham gia chương trình lễ hội đường phố với phần diễu hành không thể hấp dẫn hơn trên các tuyến đường chính của TP. Pleiku. Đây là hoạt động đặc biệt thu hút trong khuôn khổ Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Chư Đang Ya rộn ràng vào hội

Chư Đang Ya rộn ràng vào hội

(GLO)- Đầu mùa khô, từng vạt hoa dã quỳ lại ánh lên màu vàng rực rỡ nơi ngọn núi lửa huyền thoại Chư Đang Ya (huyện Chư Păh). Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 10 đến 12-11) một lần nữa tôn vinh vẻ đẹp của kỳ quan thiên nhiên, đồng thời mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của người dân địa phương.