Phát triển bền vững cây tiêu - Bài 1: Quy hoạch 50.000ha, thực tế 130.000ha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

LTS: Đông Nam bộ và Tây Nguyên là 2 vùng trọng điểm phát triển cây tiêu của cả nước. Tại 2 khu vực này, tiêu từng chu kỳ tăng giá đạt đỉnh 220.000 đồng/kg, khiến người dân đổ xô đi trồng tiêu. Nhưng giá tiêu cũng đã xuống tới đáy vào năm ngoái, còn 34.000 đồng/kg, khiến các hộ dân đồng loạt chặt bỏ để trồng loại cây khác. Và nay, khi giá tiêu bắt đầu biến động tăng đạt mức 76.000 - 77.000 đồng/kg thì người dân lại rục rịch trồng mới. Để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn trồng - chặt - rồi lại trồng, rất cần một quy hoạch tổng thể và bài bản hơn để phát triển bền vững cây công nghiệp này.

Hiện nay, nhiều hộ dân trong khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên tiếp tục trồng mới cây tiêu. Điều này không những phá vỡ quy hoạch các vùng chuyên canh cây tiêu, mà còn khiến người trồng tiêu khó khăn do nguồn cung vượt quá cầu, giá cả không ổn định.

Vỡ quy hoạch vùng chuyên canh

Từ giữa năm 2006, cây tiêu bước vào chu kỳ tăng giá. Giá liên tục lập đỉnh, đạt 220.000 đồng/kg vào năm 2015, đã khiến người dân đổ xô trồng tiêu. Tại các vùng trồng tiêu trọng điểm như Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Nai…, nông dân ồ ạt chặt bỏ cây trồng khác chuyển sang trồng tiêu và không ít người giàu lên nhờ đầu tư lớn. Ông Lê Công Chóng (ngụ xã Bình Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) cho biết, giai đoạn 2013-2015, giá tiêu đạt từ 170.000-220.000 đồng/kg, gia đình ông chặt hơn 2ha cây ăn trái, mở rộng diện tích trồng tiêu lên 4ha. Với năng suất hơn 18 tạ/ha, trừ chi phí, gia đình ông thu gần 800 triệu đồng/năm.

 

Ông Hồ Mừng phá vườn cà phê 2 sào để trồng hồ tiêu. Ảnh: HỮU PHÚC
Ông Hồ Mừng phá vườn cà phê 2 sào để trồng hồ tiêu. Ảnh: Hữu Phúc


Thu nhập từ cây tiêu mang lại cao nên tại Bình Phước dấy lên phong trào người người, nhà nhà trồng hồ tiêu. Đến năm 2016, diện tích cây tiêu tăng vọt ở các địa phương. Cụ thể, ở Bình Phước tăng lên 16.452ha (vượt quy hoạch hơn 6.000ha), Bà Rịa - Vũng Tàu là 13.000ha (vượt quy hoạch 5.000ha), Đồng Nai 13.638ha (vượt quy hoạch gần 7.000ha) và Gia Lai lên tới 16.322ha (vượt quy hoạch gần 11.000ha).

Thế nhưng, từ năm 2016 đến cuối năm 2020, giá tiêu lao dốc, có lúc chỉ còn 34.000 đồng/kg, các hộ dân lại chặt bỏ cây tiêu, chuyển sang cây trồng khác làm diện tích cây tiêu giảm nhanh. So với năm 2016, Bình Phước hiện có 15.889ha (giảm 563ha) và tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác, như: Đồng Nai giảm 1.638ha còn 12.000ha, Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 2.000ha còn 11.000ha và Gia Lai giảm 2.649ha còn 13.673,2ha. Kèm theo đó là năng suất cũng giảm, do không được chăm sóc khiến tiêu giảm cả về sản lượng lẫn chất lượng.

Tiến sĩ Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Bộ NN-PTNT), cho biết, hiện nay, dù diện tích cây tiêu giảm nhưng cả nước vẫn còn 130.000ha, vẫn quá lớn so với quy hoạch của ngành nông nghiệp với chỉ 50.000ha. Riêng 4 tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch 29.500ha, nhưng diện tích thực tế đã trên 52.500ha.

Rục rịch trồng mới

Dù diện tích cây tiêu thực tế đã vượt xa diện tích quy hoạch, nhưng do giá tiêu tăng nên người dân lại tiếp tục trồng mới. Dọc đường Hồ Chí Minh, từ xã Ia Băng (huyện Chư Prông) đến thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều xe chở dây tiêu giống bán, và người mua về trồng cũng tấp nập không kém. Ông Hồ Mừng (ngụ thị trấn Chư Sê) sau khi lật từng bó tiêu giống chất trên xe tải để kiểm tra chất lượng đã mua 100 dây tiêu về trồng. Ông nói: “Do thấy tiêu lên giá nên tôi phá 2 sào cà phê để trồng tiêu. Công đoạn làm đất, chôn trụ đã xong nên chờ mua được giống để trồng. Hai sào thì cần 1.000 dây giống, nhưng hôm nay dây giống không đạt như mong muốn nên tôi chỉ mua 100 dây”.

Theo ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), tiêu hạt đang có giá hơn 76.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với năm ngoái, nông dân đã có lời nên người dân lại tiếp tục trồng mới mà không tái canh trên đất trồng tiêu cũ.

Tương tự, tại một số địa phương khu vực Đông Nam bộ cũng đang bước vào vụ trồng tiêu mới sau vụ thu hoạch. Tại xã biên giới Hưng Phước (huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước), từ tháng 3-2021, sau khi thấy giá tiêu tăng lên, nhiều hộ dân trồng mới cây tiêu với diện tích lớn. Ông Bùi Quốc Hay, Giám đốc HTX Sản xuất tiêu sạch xã Hưng Phước, cho hay: “Các hộ trồng mới cây tiêu nhưng không ồ ạt như trước. HTX cũng khuyến cáo người dân nên chọn giống tốt, đất trồng tiêu phải phù hợp và thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc”. Không chỉ xã Hưng Phước, các hộ dân một số xã ở các huyện Bù Đốp và Lộc Ninh, người dân cũng đang tiếp tục trồng mới cây tiêu.

Còn ở xã Lâm San, nơi có diện tích hồ tiêu lớn nhất huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), sau vụ thu hoạch vừa rồi, rất nhiều hộ dân gấp rút làm đất, chuẩn bị trụ để trồng tiêu mới. Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm 2021, người dân trong xã khi thấy giá tiêu bắt đầu tăng đã trồng mới khoảng 200ha. Đa số các hộ trồng tự phát, kỹ thuật thâm canh chưa cao và đang được kêu gọi tham gia vào dự án cánh đồng lớn, liên kết sản xuất gắn bó tiêu thụ tiêu do HTX Lâm San làm đầu mối.


Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Bộ NN-PTNT) khuyến cáo, người dân muốn tiếp tục trồng tiêu cần tìm hiểu kỹ thuật mới, giống sạch, không mầm bệnh và sản xuất theo hướng hữu cơ để tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới. Viện cũng phân loại, đánh giá và giúp Bộ NN-PTNT công nhận 2 giống hồ tiêu mới có khả năng chống chịu bệnh tốt và sắp tới sẽ được triển khai cho bà con sử dụng để hạn chế rủi ro về dịch bệnh.


Theo NHÓM PV  (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.