Phát hiện "thần dược" đẩy lùi cao huyết áp, tiểu đường trong... bia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những nguyên liệu chủ chốt giúp làm ra những cốc bia ngon lành có thể đẩy lùi cao huyết áp, đường huyết cao, béo bụng…, theo nghiên cứu từ Đại học Bang Oregon.
Hoa bia với một hợp chất "vàng" là xanthohumol có thể giúp hàng loạt người thoát khỏi hội chứng chuyển hóa – vấn đề đang đe dọa chất lượng sống nhiều người hiện nay. Một người được xác định là mắc hội chứng chuyển hóa nếu họ có ít nhất 2 trong 5 tình trạng sau: cao huyết áp, đường huyết cao, béo bụng, cholesterol "tốt" HDL thấp, triglycerides cao.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư Adrian Gombart từ Đại học Bang Oregon (Mỹ) khám phá ra rằng xanthohumol (viết tắt là XN) trong hoa bia và 2 dẫn xuất của nó là DXN và TXN, có thể giúp cải thiện nhiều chức năng ở người mắc hội chứng chuyển hóa nhờ tác động vào hệ vi sinh vật đường ruột và các quá trình chuyển hóa ở gan.
 
Hoa bia và lúa mạch là 2 nguyên liệu chính làm ra những cốc bia ngon lành - ảnh minh họa từ Internet
Các thí nghiệm cho thấy XN, DXN và TXN tác động đến số lượng và sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột bằng cách tiêu diệt chọn lọc các vi sinh vật có hại và bảo tồn những thứ có lợi; giảm viêm và thay đổi chuyển hóa axit mật, bao gồm giảm sản xuất axit mật thứ cấp và tăng axit mật kết hợp. Quá trình này giúp cải thiện mức chuyển hóa năng lượng, glucose và cholesterol, từ đó đẩy lùi các vấn đề của hội chứng chuyển hóa nói trên.
Theo thống kê tại Mỹ, có 35% dân số đang đối mặt với hội chứng chuyển hóa và không ít người tuy chưa hẳn là hội chứng chuyển hóa nhưng đang mang trong mình 1 trong 5 vấn đề được liệt kê, phổ biến nhất có thể kể đến cao huyết áp, tăng đường huyết hay béo bụng.
Sự phổ biến của hội chứng chuyển hóa được cho là liên quan đến chế độ ăn hiện đại nhiều chất béo bão hòa và đường tinh chế, cộng với lối sống thiếu vận động. Đó là tiền đề của các căn bệnh thời đại như nhóm bệnh tim mạch, tiểu đường type 2 và mất trí nhớ.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học từ Đại học Bang Oregon tìm ra lợi ích của các chất trong hoa bia. Trong một nghiên cứu khác công bố tháng 4-2019, cũng nhóm khoa học gia này đã phát hiện XN, DXN và TXN còn là "khắc tinh" của các tế bào ung thư gan và đại tràng.
Hoa bia chính là nguyên liệu tạo nên vị đắng đặc trưng của những cốc bia.
A. Thư (NLĐO/Theo EurekAlert)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.