Phát hiện đông trùng hạ thảo bọ xít tự nhiên quý hiếm ở Sa Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các nhà khoa học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên (TX.Sa Pa, tỉnh Lào Cai) mới đây đã phát hiện đông trùng hạ thảo bọ xít - một loài dược liệu tự nhiên quý hiếm không thua kém đông trùng hạ thảo Tây Tạng (Trung Quốc).

Đông trùng hạ thảo bọ xít tự nhiên mới được tìm thấy ở Vườn quốc gia Hoàng Liên. ẢNH VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN CUNG CẤP
Đông trùng hạ thảo bọ xít tự nhiên mới được tìm thấy ở Vườn quốc gia Hoàng Liên. ẢNH VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN CUNG CẤP
Ngày 24.3, thông tin từ Vườn quốc gia Hoàng Liên cho biết, sau một thời gian khảo sát, nhóm cán bộ, các nhà khoa học của đơn vị này chính thức xác nhận và công bố đông trùng hạ thảo bọ xít được tìm thấy trong những cánh rừng nguyên sinh ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển.
Qua các mẫu vật thu thập, đông trùng hạ thảo bọ xít có hình dạng rất đặc biệt. Khi còn nhỏ, nấm có hình lưỡi liềm hoặc dạng thuôn nhọn ở phần đầu nấm. Đến giai đoạn nấm già và chuẩn bị cho quá trình sinh sản, phần đầu có màu vàng cam đỏ, phần thân dưới màu nâu sẫm. Ở giai đoạn trưởng thành, nấm có độ cao khoảng 10 - 20 cm.
Đông trùng hạ thảo bọ xít giống như những loại đông trùng hạ thảo khác là được hình thành từ sự kết hợp giữa loại nấm cordyceps và bọ xít. Khi ấu trùng bọ xít ngủ đông và sống dưới mặt đất, bào tử nấm cordyceps ký sinh sẽ hút dần chất dinh dưỡng từ vật chủ.
Khi thời tiết ấm áp, bào tử nấm bắt đầu sinh sôi, nảy nở và trồi lên khỏi mặt đất để trở thành một cây nấm trưởng thành và bắt đầu vòng đời tiếp theo, phát tán bào tử nấm đi khắp mọi nơi. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy đông trùng hạ thảo bọ xít có công dụng không hề thua kém so với đông trùng hạ thảo khai thác từ cao nguyên Tây Tạng và đây là một loại thảo dược quý, hiếm.
Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý đã được sử dụng phổ biến trong y học khi có tới 17 acid amin có tác dụng bồi bổ và chống suy nhược cơ thể; kích thích hệ miễn dịch với hoạt chất selen; giúp kiểm soát tiểu đường, ổn định đường huyết; giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho những người bị mỡ máu cao.
Trước đó, đông trùng hạ thảo bọ xít cũng được phát hiện tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Vườn quốc gia Hoàng Liên là khu vực thứ 2 phát hiện loài thảo dược này.
Cũng theo Vườn quốc gia Hoàng Liên, sau phát hiện này, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm cách nhân rộng mẫu giống đông trùng hạ thảo bọ xít hiện có để đưa vào sản xuất.
theo Phan Hậu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.