Phát động cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử tiếng Anh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đại diện Bộ GD-ĐT mong muốn cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử tiếng Anh sẽ giúp ngành giáo dục có được một ngân hàng bài giảng như yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra.

Sáng 15.1, tại Hà Nội diễn ra lễ phát động cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử tiếng Anh. Cuộc thi do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) phối hợp với Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức.

Đại diện Bộ GD-ĐT và ban tổ chức chính thức phát động cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử tiếng Anh. Ảnh: T.M
Đại diện Bộ GD-ĐT và ban tổ chức chính thức phát động cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử tiếng Anh. Ảnh: T.M

Cuộc thi nhằm tìm kiếm và tôn vinh giáo viên, sinh viên có bài giảng điện tử môn tiếng Anh sáng tạo, chất lượng và ứng dụng kỹ năng số, công nghệ tiên tiến theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ban tổ chức cho biết, cuộc thi cũng nhằm triển khai hiệu quả việc dạy và học sách giáo khoa tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời xây dựng kho học liệu tiếng Anh chất lượng cao để cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên sư phạm toàn quốc tham khảo, sử dụng.

Phát biểu tại lễ phát động, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), nhấn mạnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

Do vậy, Bộ GD-ĐT mong muốn các bài giảng mà thầy cô thiết kế để dự thi phải được chuẩn bị, đầu tư kỹ lưỡng, giáo viên phải có năng lực thiết kế bài giảng. "Chúng ta không nên thiết kế bài giảng phải có 1 tiết (35 phút), phải làm sao để mỗi người khi tiếp cận thiết kế bài giảng ấy có thể hình dung như một câu chuyện, diễn biến sẽ xảy ra trong một lớp học với vai trò của người thầy, người trò, sản phẩm đạt được là cái gì, năng lực của học sinh được phát triển ra sao…", ông Thành chia sẻ.

Theo Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành, cuộc thi phải có tiêu chí rõ ràng, các sản phẩm sau cuộc thi này mới có sức lan tỏa đúng và trúng cho toàn bộ giáo viên trên cả nước, không chỉ môn tiếng Anh mà có thể các môn học khác.

Ông Thành cũng bày tỏ mong muốn cuộc thi sẽ giúp ngành giáo dục có được một ngân hàng bài giảng như yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra và giúp giáo viên cả nước có thể tham khảo, học tập.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành bày tỏ mong muốn sản phẩm sau cuộc thi sẽ giúp ngành giáo dục có một ngân hàng bài giảng chất lượng. Ảnh: T.M
Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành bày tỏ mong muốn sản phẩm sau cuộc thi sẽ giúp ngành giáo dục có một ngân hàng bài giảng chất lượng. Ảnh: T.M

PGS Hà Lê Kim Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, cũng kỳ vọng: "Thông qua cuộc thi, chúng ta sẽ có kho tài liệu quý giá. Đó là tổng hợp các bài giảng điện tử tiếng Anh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được thiết kế đảm bảo mục tiêu mà cuộc thi hướng tới là chất lượng tốt, sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp".

Theo ban tổ chức, đối tượng dự thi là giáo viên/nhóm giáo viên đã và đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông; sinh viên/nhóm sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh của các trường đại học, cao đẳng.

Sản phẩm dự thi được thiết kế dựa theo quy định về xây dựng kế hoạch bài dạy của Bộ GD-ĐT. Sản phẩm cần cô đọng, chính xác, khoa học, hấp dẫn, ứng dụng công nghệ và mang tính sáng tạo riêng của tác giả.

Từ ngày 20.2 - 31.3: ban tổ chức tiếp nhận sản phẩm dự thi.

Từ tháng 4 - 7: ban giám khảo chấm thi.

Trong tháng 7, 8: công bố kết quả, tổ chức lễ tổng kết và trao giải (tổ chức theo hình thức trực tiếp).

Giải thưởng tập thể gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 3 giải phong trào. Các giải thưởng đều được nhận kỷ niệm chương và giấy chứng nhận của ban tổ chức cùng quà tặng trị giá từ 20 - 50 triệu đồng.

Giải thưởng dành cho cá nhân gồm: 10 giải đặc biệt, 20 giải nhất, 40 giải nhì, 60 giải ba, 100 giải khuyến khích.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.