Nuôi gà ta thả đồi đếm không xuể, một ông nông dân được UBND tỉnh Bình Định đề nghị Thủ tướng tặng Huân chương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 16/12, đại diện UBND tỉnh Bình Định cho biết, lãnh đạo UBND tỉnh này đã có văn bản gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, thống nhất hiệp y đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho nông dân Mai Văn Rõ. Ông Rõ là tỷ phú nông dân nuôi gà ta thả vườn.

Trước đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã lấy ý kiến hiệp y đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Mai Văn Rõ (hội viên nông dân thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định).

 

 Nông dân Mai Văn Rõ, thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) bên đàn gà ta thả vườn của gia đình. Gia đình ông Rõ giàu lên với mô hình nuôi gà ta thả vườn, thả đồi...
Nông dân Mai Văn Rõ, thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) bên đàn gà ta thả vườn của gia đình. Gia đình ông Rõ giàu lên với mô hình nuôi gà ta thả vườn, thả đồi...


Sau khi xem xét, UBND tỉnh Bình Định cho rằng, từ năm 2015 đến năm 2020, ông Mai Văn Rõ đã tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững do các cấp Hội Nông dân phát động.

Ngoài ra, nông dân Mai Văn Rõ luôn gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Vì vậy, UBND tỉnh Bình Định thống nhất hiệp y đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Mai Văn Rõ.

Nông dân Mai Văn Rõ vốn người dân quê làng biển Hoài Hương (TX Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) lên làm ăn, tạo dựng cơ nghiệp trên vùng đất trung du huyện Hoài Ân.

Và nhờ chịu khó, chăm chỉ, luôn tìm tòi áp dụng mô hình mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới trong chăn nuôi gà ta thả vườn mà ông đã trở thành tỷ phú nông dân...

Nhiều người đến tham quan mô hình nuôi gà ta thả vườn của gia đình ông Rõ đều trầm trồ, tấm tắc khen ngợi và thốt lên: "Nhiều quá, đếm không xuể...".

 

Nghề nuôi gà ta thả vườn, nuôi và ta thả đồi ở huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) đang mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân. Trong ảnh: Con rể ông Mai Văn Rõ là một trong những lao động tham gia vào mô hình nuôi gà ta thả vườn.
Nghề nuôi gà ta thả vườn, nuôi và ta thả đồi ở huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) đang mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân. Trong ảnh: Con rể ông Mai Văn Rõ là một trong những lao động tham gia vào mô hình nuôi gà ta thả vườn.


Ngày mới lên khởi nghiệp, ông Rõ thuê 4ha đất khô cằn, sỏi đá nằm lưng chừng đồi Gò Loi do UBND Ân Tường Tây (tên cũ) quản lý, để trồng rừng kết hợp chăn nuôi tổng hợp.

Qua mỗi năm tích góp, ông Rõ mua dần những diện tích đất của người dân địa phương, khi hợp đồng thuê đất hết hạn thì ông cũng đã sở hữu được 8ha đất đồi.

Nhận thấy nuôi gà ta thả vườn, nuôi gà ta thả đồi khá hiệu quả, từ nuôi chỉ vài trăm con gà thả đồi, sau tăng lên 1.000 con, rồi đến vài nghìn con.

Đến nay, ông Mai Văn Rõ đang sở hữu hàng chục dãy chuồng với đàn gà ta hơn 30.000 con.

Từ hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà ta thả vườn, nuôi gà ta thả đồi của ông Mai Văn Rõ, nhiều hộ ở xã Ân Tường nói riêng, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định nói chung học tập làm theo và cũng thu được kết quả khả quan.

Mô hình nuôi gà ta thả vườn, nuôi gà ta thả đồi của gia đình ông Mai Văn Rõ là địa chỉ tin cậy của nhiều hội viên, nông dân tham quan, học tập và làm theo.



https://danviet.vn/nuoi-ga-ga-ta-tha-doi-dem-khong-xue-mot-ong-nong-dan-duoc-ubnd-tinh-binh-dinh-de-nghi-thu-tuong-tang-huan-chuong-2020121617054679.htm

Theo DŨ TUẤN (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.