Nuôi gà công nghệ cao thu lãi lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tuy mới bắt tay nuôi gà thịt công nghệ cao được hơn 1 năm nhưng gia đình ông Trần Quốc Bính (làng Mèo, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã thu được thành công. Hiện tại, với khu chăn nuôi gà rộng 2.000 m2, mỗi năm, gia đình ông thu lãi hơn 700 triệu đồng.
Ông Bính cho biết: Đầu năm 2017, trong một lần xuống huyện Chư Sê chơi, ông rất thích thú khi thấy mô hình nuôi gà thịt công nghệ cao của người chú họ. Đây là mô hình liên kết giữa gia đình người chú với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Nuôi gà theo hướng này không chỉ giúp đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh mà đầu ra sản phẩm được đảm bảo, tạo thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. “Thấy mô hình này hay, tháng 12-2017, tôi cùng người bạn góp vốn, vay mượn thêm để làm. Mô hình nuôi gà thịt công nghệ cao có diện tích 2.000 m2, tổng kinh phí đầu tư 2,5 tỷ đồng. Khu nuôi gà gồm 2 dãy nhà riêng biệt được chia làm 10 ô, mỗi ô nuôi gần 3.000 con gà. Gà thịt từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng khoảng 70-75 ngày, trọng lượng đạt 1,5-2 kg/con”-ông Bính chia sẻ. 
 Ông Bính kiểm tra đàn gà thịt nuôi theo công nghệ cao của gia đình. Ảnh: P.T
Ông Bính kiểm tra đàn gà thịt nuôi theo công nghệ cao của gia đình. Ảnh: P.T
Theo ông Bính, nuôi gà thịt kiểu truyền thống phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, gà dễ mắc bệnh và gây ô nhiễm môi trường xung quanh… Khi nuôi gà thịt theo công nghệ cao, những vấn đề đó đều được khắc phục. Khu chăn nuôi được lắp đặt công nghệ Indonesia với hệ thống làm mát bằng máy điều hòa nhiệt độ và hệ thống quạt thông gió, van nước tự động, máng ăn bán tự động… giúp đàn gà phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Cũng theo ông Bính, gà con khi mang về chuồng cần kiểm tra kỹ lưỡng và tiêm phòng vắc xin để tránh lây lan dịch bệnh cho đàn. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của đàn gà, khoảng 30 độ C đối với gà con và 24-27 độ C đối với gà lớn. Thức ăn cho gà là cám tổng hợp do Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cung cấp. Ông Bính cho gà con ăn 2 lần/ngày và giảm còn 1 lần/ngày đối với gà sau 30 ngày tuổi. Đặc biệt, sau khi xuất bán gà, người chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cách ly 25-30 ngày mới tiếp tục thả lứa mới để dễ dàng kiểm soát và khống chế khi có dịch bệnh xảy ra.
“Cứ 3 tháng, tôi xuất bán một lứa gà thịt dao động từ 25 tấn đến 30 tấn cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Khi liên kết, Công ty cung cấp toàn bộ gà giống, thức ăn đầu vào và thu mua sản phẩm đầu ra. Trừ chi phí, mỗi lứa gà, tôi thu lãi hơn 200 triệu đồng”-ông Bính cho biết.
Phan Thương 

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.