Nước về cánh đồng làng Me

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngay sau khi tuyến kênh dẫn nước từ hồ chứa Plei Pai về cánh đồng làng Me (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) hoàn thành, người dân nơi đây đã bắt tay vào sản xuất vụ Đông Xuân trong niềm hân hoan cùng hy vọng về một mùa vàng ấm no.
Nhiều năm nay, cánh đồng lúa nước xã Ia Piơr trở thành vựa lúa chủ lực của huyện Chư Prông nhờ nguồn nước tưới từ công trình thủy lợi Plei Pai và đập dâng Ia Lốp. Riêng với người dân làng Me đây lại là điều mơ ước bởi cánh đồng rộng khoảng 60 ha nhưng mỗi năm chỉ sản xuất được 1 vụ lúa còn lại bỏ hoang hoặc trồng các loại cây ngắn ngày. Mong ước lớn nhất của bà con là được Nhà nước đầu tư hệ thống kênh mương dẫn nước tưới về cánh đồng phục vụ sản xuất.
Tháng 6-2021, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đầu tư 7,5 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo tuyến kênh N2T có chiều dài 2,7 km và xây dựng mới tuyến kênh N6-2 dài 1,3 km dẫn nước từ kênh chính hồ chứa Plei Pai về cánh đồng làng Me. Đến nay, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng mang lại niềm vui cho người dân nơi đây.
Đơn vị thi công kiểm tra kênh dẫn nước về cánh đồng làng Me. Ảnh: Nguyễn Diệp
Đơn vị thi công kiểm tra kênh dẫn nước về cánh đồng làng Me. Ảnh: Nguyễn Diệp
Bà Nguyễn Thị Thơ (làng Me) chia sẻ: Mong ước lớn nhất của bà con là có nguồn nước tưới ổn định để sản xuất 2 vụ lúa/năm. Vừa rồi, Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến kênh mương, dân làng rất phấn khởi khi lần đầu tiên gieo trồng lúa vụ Đông Xuân. “Từ cuối tháng 10 vừa qua, ngay khi có nước về cánh đồng, gia đình tôi đã chuyển 1,3 ha đất trồng mì sang gieo sạ lúa. Nhiều hộ trong làng cũng đầu tư giống, phân bón để thâm canh cây lúa”-bà Thơ phấn khởi nói.
Theo bà Vũ Thị Thoa-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Me: “Từ khi tuyến kênh dẫn nước về cánh đồng được đưa vào sử dụng, nhiều gia đình đã bắt tay gieo trồng vụ Đông Xuân 2021-2022. Hiện tại, lúa bắt đầu trổ đòng. Hy vọng bà con có một mùa vụ bội thu”. 
Bí thư Chi bộ kiêm trưởng làng Me kiểm tra cánh đồng
Bà Vũ Thị Thoa-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Me kiểm tra cánh đồng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Hà Văn Tin-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Piơr-cho biết: Những năm qua, nhờ có nguồn nước tưới của công trình thủy lợi Plei Pai và đập dâng Ia Lốp, người dân trong xã gieo trồng khoảng 643 ha lúa Đông Xuân. Năm nay, dân làng Me có được niềm vui lớn khi lần đầu tiên hệ thống kênh mương dẫn nước về cánh đồng. “Xã sẽ khuyến khích người dân làng Me mở rộng diện tích sản xuất lúa nước khoảng 60 ha theo thiết kế của công trình, giúp bà con có thêm thu nhập”-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Piơr thông tin.
Trao đổi với P.V, ông Từ Ngọc Thông-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông-cho hay: Tuyến kênh dẫn nước từ kênh chính hồ Plei Pai về cánh đồng làng Me đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân nơi đây. Để công trình phát huy hiệu quả, huyện sẽ huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Cùng với đó, mở rộng diện tích tưới lúa nước 2 vụ tại cánh đồng này, giúp bà con làng Me sản xuất ổn định mang lại nguồn thu nhập cao.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.