NÓNG: Virus gây sốt xuất huyết ở Bình Phước là chủng có độc lực mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Virus gây sốt xuất huyết trên địa bàn Bình Phước chủ yếu là chủng Dengue 2 có độc lực cao. Tỉnh này đã có 3 người tử vong vì sốt xuất huyết.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Phước, từ đầu năm đến nay, tỉnh ghi nhận trên 1.750 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 227 ổ bệnh rải rác trên địa bàn các huyện. Có 3 trường hợp tử vong do SXH, gồm 2 ca tại TP Đồng Xoài và 1 ca tại huyện Phú Riềng.

 

Người dân tổng vệ sinh để hạn chế muỗi và lăng quăng phát triển
Người dân tổng vệ sinh để hạn chế muỗi và lăng quăng phát triển.


Đáng chú ý, từ ngày 13 đến ngày 19-6, ghi nhận 254 ca mắc SXH, tăng 39% so với tuần trước đó. Số ca mắc cao lần lượt tại thị xã Phước Long, TP Đồng Xoài, các huyện Lộc Ninh, Phú Riềng, Chơn Thành, Hớn Quản, Bù Đăng, Đồng Phú, thị xã Bình Long, huyện Bù Đốp. Virus gây bệnh SXH lưu hành trên địa bàn là chủng Dengue 2 có độc lực cao.

Trước diễn biến phức tạp khi số ca mắc SXH tăng cao, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác phòng, chống SXH.

 

Xã Long Bình, huyện Phú Riềng ra quân tuyên truyền về SXH
Xã Long Bình, huyện Phú Riềng ra quân tuyên truyền về SXH


Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ bệnh SXH tại địa phương; tổ chức phun hóa chất tại 100% gia đình thuộc khu vực ổ bệnh; xác định khu vực có nguy cơ cao để tổ chức phun hóa chất diệt muỗi.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh làm tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa trường hợp tử vong do SXH, đặc biệt tại cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời; có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, đảm bảo tất cả hộ gia đình tại khu vực ổ bệnh và nơi có nguy cơ phải được kiểm tra.

Theo Thảo Nguyễn (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.