Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Australia tăng trưởng mạnh mẽ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

So với cùng kỳ năm trước, hàng rau quả Việt Nam nhập khẩu vào Australia từ tháng 1-7/2021 tăng 45,06%, đạt 46,5 triệu USD; gạo xuất khẩu ghi nhận con số ấn tượng với mức tăng 37%, đạt 13,2 triệu USD.

Quảng bá quả vải Việt Nam tại thành phố Perth, bang Tây Australia. (Ảnh: Diệu Linh/Vietnam+)
Quảng bá quả vải Việt Nam tại thành phố Perth, bang Tây Australia. (Ảnh: Diệu Linh/Vietnam+)


Trong nửa đầu năm 2021, sản lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Australia đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là hàng nông sản.

So với cùng kỳ năm trước, lượng hàng rau quả Việt Nam nhập khẩu vào Australia trong giai đoạn từ tháng 1-7/2021 tăng 45,06% và đạt 46,5 triệu USD. Mặt hàng gạo xuất khẩu ghi nhận con số ấn tượng với mức tăng 37%, đạt 13,2 triệu USD.

Ông Nguyễn Phú Hòa, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Thương vụ đã tích cực triển khai số hóa hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và sự đôn đốc của các cơ quan đại diện.

Các hoạt động đáng chú ý bao gồm ra mắt ứng dụng kết nối doanh nghiệp và địa phương Việt Nam với Australia, cùng tổ chức triển lãm trực tuyến quy mô lớn.

Ngoài ra, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng đã nghiên cứu và hỗ trợ đa dạng hóa mặt hàng, giúp doanh nghiệp trong nước tìm dư địa xuất khẩu, tổ chức các hoạt động quảng bá trong cộng đồng người Việt sinh sống ở Australia, vận động bà con sử dụng sản phẩm của quê hương.

Hoa quả Việt Nam "đắt hàng" tại Australia

Những cải thiện trong hoạt động sản xuất và vận chuyển, kết hợp nỗ lực mở rộng thị trường của Thương vụ và các công ty nhập khẩu đã mang lại kết quả tích cực và được thể hiện trên số liệu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Australia.

Theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 6/2021, xuất khẩu thanh long - một trong bốn loại quả tươi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Australia - tăng hơn 84% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 29 triệu USD.

Một loại quả khác là xoài tươi cũng tăng trưởng hơn 8%, đạt giá trị xuất khẩu gần 4,4 triệu USD, dù đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ xoài Thái Lan và Trung Quốc.

 

Sấu đông lạnh Việt Nam lần đầu được nhập khẩu và bán tại Australia. (Ảnh: Diệu Linh/Vietnam+)
Sấu đông lạnh Việt Nam lần đầu được nhập khẩu và bán tại Australia. (Ảnh: Diệu Linh/Vietnam+)


Quả nhãn ghi dấu ấn mạnh mẽ với lượng xuất khẩu vào thị trường Australia từ đầu năm đến nay tăng hơn 133,97% so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị 150.000 USD. Dự kiến, trong thời gian tới sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này còn tiếp tục tăng do mùa vụ trong nước hiện vẫn chưa kết thúc.

Quả vải tiếp tục là mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam. Ông Lý Hoàng Duy, Giám đốc Công ty nhập khẩu 4wayfresh có trụ ở tại bang Tây Australia chia sẻ vải tươi Việt Nam năm nay có chất lượng rất tốt.

Thương vụ Việt Nam tại Australia đã phối hợp cùng hệ thống siêu thị MCQ, công ty 4wayfresh thực hiện một chiến dịch quảng bá vải tươi Việt Nam quy mô rộng, đồng thời tạo điểm nhấn bằng sự kiện tổ chức đấu giá một hộp vải Việt Nam thượng hạng.

Sự kiện này là một lời khẳng định về chất lượng, cũng như phổ biến hình ảnh vải tươi Việt Nam thơm, ngon đến mọi người dân Australia.

Kết quả là khách hàng Xứ sở Chuột túi đã rất yêu thích và lựa chọn vải tươi Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu quả vải Việt Nam vào Australia trong nửa đầu năm nay tăng ngoạn mục, cao hơn 93% so với cùng kỳ năm trước, đạt 508.000 USD.

Một dấu ấn khác có thể kể đến trong hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Australia là mặt hàng gạo. Australia đang có xu hướng giảm mạnh nhập khẩu gạo từ nước ngoài.

Thêm vào đó, dịch COVID-19 khiến cho hoạt động phân phối, quảng bá gạo tại nhiều địa phương của Australia bị ách tắc, trong khi chi phí vận chuyển tăng cao.

Mặc dù vậy, theo thông tin từ Thương vụ, gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Australia vẫn tăng trưởng ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn từ tháng 1-7/2021 cao hơn 37,03% so với cùng kỳ năm trước.

Để quảng bá mạnh hơn nữa gạo Việt Nam, từ ngày 18/8-27/9, Thương vụ đã phối hợp với các nhà nhập khẩu tại Australia tổ chức chương trình xúc tiến mời dùng thử gạo, có tên là “Việt Nam - vùng đất của gạo ngon nhất thế giới”.


 

 

Chương trình này được thực hiện tại ba thành phố lớn là Melbourne (bang Victoria), Perth (bang Tây Australia) và Sydney (bang New South Wales), trong đó có chuỗi các sự kiện, như mời dùng thử gạo Việt Nam, tặng gạo cho 10.000 khách hàng dùng thử, mời ăn cơm Việt Nam…

Ngoài ra, một triển lãm trực tuyến gạo Việt Nam cũng sẽ được tổ chức, trong khuôn khổ triển lãm trực tuyến Nguồn hàng Việt Nam ngành nông thủy sản, để kết nối giao thương.

Xúc tiến thương mại kết hợp vận động ủng hộ chống dịch COVID-19

Điểm đặc biệt của sự kiện xúc tiến quảng bá gạo Việt Nam lần này là Thương vụ sẽ kết hợp với hoạt động kêu gọi, vận động quyên góp hàng y tế gửi về ủng hộ người dân quê hương chống dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Phú Hòa tiết lộ ý tưởng đã được các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp và kiều bào Việt Nam tại Australia đồng loạt hưởng ứng.

Điển hình mới đây nhất vào ngày 23/8, bà Nga Lương, Giám đốc Công ty Ưu Đàm Australia có trụ sở tại bang Victoria, thông báo sẽ góp 10.000 AUD (khoảng 170 triệu VND), để cùng Thương vụ mua trang bị y tế chuyển về Việt Nam hỗ trợ đồng bào chống dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Phú Hòa chia sẻ các nhà nhập khẩu, kiều bào đều đang hướng về Tổ quốc và tin rằng Việt Nam sẽ sớm vượt qua dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, họ cam kết tiếp tục đồng hành, tăng cường nhập khẩu, tiêu dùng thêm hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới.

Công ty HoaAustralia tại bang Victoria cho hay, mặc dù các lệnh giãn cách tăng cường nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tại cả Việt Nam và Australia đang gây ra một số khó khăn, nhưng công ty đã quyết định đặt hàng 10 tấn nhãn tươi Việt Nam.

Dự kiến lô hàng khởi hành sang Australia vào ngày 24/8.

Triển vọng xuất khẩu đa dạng hàng nông sản Việt Nam tại Australia

Bên cạnh các mặt hàng nông sản tươi truyền thống, hiện nay một số mặt hàng nông sản đông lạnh và rau củ quả khác cũng bắt đầu được Thương vụ Việt Nam tại Australia kết hợp với doanh nghiệp nhập khẩu xúc tiến làm quen thị trường.

Trong sáu tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gừng đông lạnh Việt Nam sang thị trường lớn nhất châu Đại dương tăng trưởng 988% so với cùng kỳ năm trước, đạt 642.000 USD.

Gừng Việt Nam hiện được bán với giá dao động trong khoảng 9-13 AUD/kg (160.000-220.000 đồng/kg), một mức giá hấp dẫn đối với cho các nhà xuất khẩu.

Mới đây nhất, 22 tấn quả sấu đông lạnh Việt Nam cũng lần đầu được nhập khẩu chính ngạch, phân phối tại thị trường Australia với giá bán từ 18-25 AUD/kg (300.000-420.000 đồng/kg). Tổng giá trị lô hàng xuất khẩu đợt đầu lên đến hơn 6 tỷ VND.

Trong thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết sẽ tiếp tục triển khai Chương trình thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam để khai thác dư địa thị trường.

Với quy mô khách hàng và mức giá bán cạnh tranh, Thương vụ tin rằng tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam và Australia vẫn còn lớn và những doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu từ thị trường này sẽ có cơ hội gia tăng hoạt động thương mại.

 

Theo Diệu Linh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.