Nông hội ở Ia Lâu phát huy hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với nguyên tắc hoạt động “3 tự” (tự nguyện, tự quản, tự quyết định công việc) và “3 cùng” (cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng), những nông hội ở xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) bước đầu đã phát huy hiệu quả trong việc giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cùng nhau phát triển kinh tế.
Ông Đinh Văn Hương-Phó Chủ nhiệm Nông hội trồng lúa thôn Đà Bắc-cho biết: “Nông hội được thành lập ngày 3-12-2019 với 33 hội viên, canh tác hơn 30 ha lúa. Các hội viên đều tự nguyện tham gia nông hội với mục đích học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trước đây, năng suất lúa bình quân trên địa bàn thôn Đà Bắc đạt khoảng 7-8 tấn/ha. Nhưng khi tham gia nông hội, nhờ các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mùa này, năng suất lúa ước đạt 9-10 tấn/ha”.
 Các hội viên nông hội trồng điều thôn Lũng Vân trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: T.T
Các hội viên nông hội trồng điều thôn Lũng Vân trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: T.T
Ia Lâu là xã đầu tiên của huyện Chư Prông thành lập 2 nông hội gồm: Nông hội trồng lúa thôn Đà Bắc và Nông hội trồng điều thôn Lũng Vân. Tham gia 2 nông hội này có 63 hộ với tổng diện tích điều và lúa là hơn 100 ha. Đặc trưng của mô hình này là sự tự nguyện tham gia của người dân, không biên chế, không ngân sách, hoạt động đơn thuần hướng đến sự thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con. Thời gian sinh hoạt của nông hội rất linh hoạt, tùy theo thỏa thuận của các hội viên, không ảnh hưởng đến công việc gia đình. Ông Bùi Văn Tụy-hội viên Nông hội trồng điều thôn Lũng Vân-cho hay: “Nhà tôi có 3 ha điều, mùa này thu hoạch quân bình đạt hơn 1,5 tấn/ha, cao hơn nhiều so với những năm trước. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được Ban Chủ nhiệm nông hội hỗ trợ tìm các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Cái khó của chúng tôi bây giờ là áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy, chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để áp dụng vào quá trình chăm sóc cây trồng”.
Theo ông Đinh Văn Minh-Chủ nhiệm Nông hội trồng điều thôn Lũng Vân: “Hiện nay, thôn có hơn 200 ha điều. Tuy nhiên, Nông hội trồng điều mới chỉ có 30 hội viên tham gia với diện tích 33 ha. Chúng tôi thường xuyên tổ chức sinh hoạt để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ khó khăn, đặc biệt là giúp đỡ các hộ nghèo áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc cây điều nhằm nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, các hội viên Nông hội còn hỗ trợ nhau thu hoạch khi đến mùa thu hoạch. Năng suất điều của các hội viên Nông hội hiện đạt 1,5 tấn/ha, cao hơn các hộ không tham gia nông hội là 300 kg/ha. Chúng tôi hy vọng thời gian tới có nhiều hộ gia đình trong thôn tham gia nông hội để cùng nhau phát triển kinh tế”.
Trao đổi với chúng tôi về hoạt động của các nông hội, ông Hoàng Văn Long-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Lâu-cho biết: Mặc dù mới thành lập nhưng các nông hội trên địa bàn xã đã bước đầu hoạt động có hiệu quả. Các nông hội đã phát huy tính tự quản cộng đồng trong hoạt động, ngoài chia sẻ kinh nghiệm sản xuất còn là nơi bàn chuyện đời sống, giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Hiện nay, trên địa bàn xã có 218 hộ dân tộc Jrai vì thiếu kinh nghiệm sản xuất nên hơn 100 ha lúa của các hộ này năng suất đạt thấp. Thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động các hộ này tham gia nông hội để học tập kinh nghiệm sản xuất lúa nước nhằm nâng cao đời sống”.
THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.