Nông hội: "Điểm tựa" của nông dân Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến nay, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã thành lập được 13 nông hội tại các xã, thị trấn. Nông hội không chỉ giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất mà còn tăng cường mối liên kết giữa các hội viên với doanh nghiệp, hợp tác xã trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập.

Tháng 8-2020, Nông hội trồng cây ăn quả thôn Thanh Bình (xã Ia Bă) được thành lập với 19 hội viên sản xuất hơn 70 ha cây ăn quả như: sầu riêng, bơ, mít, na, bưởi... Từ khi thành lập đến nay, Nông hội đã kết nối những hộ dân trồng cây ăn quả trên địa bàn xã để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ thông tin thị trường tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Dương (thôn Thanh Bình) cho biết: Năm 2017, thấy cây ăn quả cho thu nhập cao, ông trồng thử 20 cây sầu riêng xen trong vườn cà phê. Hiện sầu riêng đã cho thu hoạch được khoảng 1 tạ quả/cây/vụ. Với giá bán 42 ngàn đồng/kg, trừ chi phí, ông thu lợi nhuận hơn 60 triệu đồng. Thời gian tới, khi 100 cây sầu riêng trồng xen và trồng thuần cùng vài chục cây mít, chanh cho thu hoạch, gia đình ông sẽ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

“Vào Nông hội, mọi người chia sẻ kinh nghiệm với nhau theo phương châm “Người biết nhiều chỉ cho người biết ít”. Nhờ đó, mọi người có thêm kinh nghiệm sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”-ông Dương chia sẻ.

 Các hội viên Nông hội trồng cây ăn quả thôn Thanh Bình (xã Ia Bă, huyện Ia Grai) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sầu riêng. Ảnh: Lê Nam
Các hội viên Nông hội trồng cây ăn quả thôn Thanh Bình (xã Ia Bă, huyện Ia Grai) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sầu riêng. Ảnh: Lê Nam


Ông Lê Văn Lực-Chủ nhiệm Nông hội cây ăn quả thôn Thanh Bình-cho biết: Nông hội tổ chức sinh hoạt 1 lần/tháng với các chủ đề khác nhau. Trong các buổi sinh hoạt, Ban Chủ nhiệm mời thêm các chuyên gia hoặc cán bộ chuyên môn của huyện đến tại vườn để hướng dẫn hội viên cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. “Hiện tại, Nông hội đang làm hồ sơ xây dựng mã vùng trồng cho cây sầu riêng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Làm được điều này sẽ giúp hội viên có đầu ra sản phẩm ổn định, tăng thêm thu nhập”-ông Lực thông tin.

Tương tự, đầu năm 2022, Nông hội trồng cà phê sạch làng Ó (xã Ia Sao) được thành lập với 59 hội viên trồng gần 93 ha cà phê. Ông Rơ Châm Thuên-Chủ nhiệm Nông hội-cho hay: Nông hội đã kết nối với các cơ quan chuyên môn của huyện, doanh nghiệp đến trao đổi về kỹ thuật sản xuất mới, an toàn, hiệu quả; kết nối với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Ngoài ra, Nông hội còn đề xuất các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp cho người dân theo hình thức trả chậm.

“Mục tiêu của Nông hội là hướng đến sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn 4C; đồng thời, liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH một thành viên Sơn Huyền Phát Gia Lai để có đầu ra ổn định. Thấy được ý nghĩa của Nông hội nên có hơn 100 hộ trên địa bàn xã đã nộp hồ sơ xin gia nhập”-ông Thuên cho biết thêm.

Đến nay, huyện Ia Grai đã thành lập được 13 nông hội trồng cây ăn quả, lúa, cà phê, điều tại các xã, thị trấn. Các mô hình nông hội thu hút 510 hội viên tham gia (405 hội viên là người dân tộc thiểu số) với tổng diện tích canh tác gần 696 ha (52,9 ha lúa nước, hơn 102,3 ha cây ăn quả, 296,7 ha điều, 244 ha cà phê).

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Lành-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ia Grai-cho biết: Thời gian qua, các nông hội đã phát huy tốt vai trò kết nối nông dân để cùng nhau phát triển kinh tế. Đây là một trong những giải pháp góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân, giúp kinh tế của huyện ngày càng phát triển bền vững. Các nông hội bước đầu đã liên kết được với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hướng dẫn nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm.

“Thời gian đến, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội từ huyện đến cơ sở tiếp tục vận động người dân tích cực tham gia và thành lập mới các nông hội. Cùng với đó, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các nông hội sau khi thành lập; hỗ trợ tập huấn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông hội”-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy thông tin thêm.

 

 LÊ NAM

 

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.