Pleiku có 5 mô hình nông hội với tổng diện tích canh tác 63,5 ha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku hiện có 5 tổ chức nông hội với tổng số hội viên là 215 người ở các xã An Phú, Chư Ă, Trà Đa và Ia Kênh. Các nông hội hoạt động trên lĩnh vực sản xuất rau, hoa các loại, sản xuất mía với tổng diện tích canh tác 63,5 ha.
Nông hội là "mái nhà chung" để các hội viên sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin về thị trường, tiêu thụ nông sản, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng đến mục tiêu tăng năng suất, nâng cao thu nhập. Đồng thời, tạo môi trường và điều kiện liên kết sản xuất, tiêu thụ và xây dựng tinh thần hợp tác của người dân, xóa bỏ tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả. 
Mô hình nông hội mía tím của bà con DTTS tại xã Ia Kênh (TP. Pleiku) đang vào vụ thu hoạch. Ảnh: Bá Bính
Mô hình nông hội mía tím tại xã Ia Kênh (TP. Pleiku) đang vào vụ thu hoạch. Ảnh: Bá Bính
Tuy nhiên, các nông hội vẫn còn gặp một số khó khăn như việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông hội với doanh nghiệp, hợp tác xã chưa hiệu quả; các sản phẩm của các thành viên nông hội khó tìm thị trường tiêu thụ nên chủ yếu bán cho thương lái với giá cả bấp bênh, lợi nhuận không cao.
Để phát huy hiệu quả mô hình nông hội, trong thời gian tới, TP. Pleiku tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ưu tiên tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường và các dịch vụ tư vấn khác; hỗ trợ thành viên nông hội tham quan, học tập kinh nghiệm tại các vùng sản xuất tiên tiến, hiệu quả cao; hỗ trợ các mô hình nông hội tham gia hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm.
BÁ BÍNH

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

(GLO)- Cùng với niềm vui được mùa, được giá, người trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh rất vui mừng trước thông tin Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu chanh dây sang thị trường Mỹ. Với việc thị trường mở rộng, người dân có niềm tin để tiếp tục gắn bó với loại cây này.
Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

(GLO)- Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Cây cà phê bén đất Ayun

Cây cà phê bén đất Ayun

(GLO)- Đón đầu nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, gần 4 năm trước, người dân xã Ayun (huyện Chư Sê) đã đưa những cây cà phê đầu tiên về trồng trên vùng đất pha cát cằn cỗi. Đến nay, diện tích cà phê ở Ayun không ngừng tăng, góp phần đưa cuộc sống người dân nơi đây ngày một khởi sắc.

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc