Đòn bẩy để hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sau hơn 13 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai dần được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Tuyến đường liên thôn và đồng thời là đường đi ra khu sản xuất được bê tông đã giúp người dân làng Bla Trek và Ktăng (xã Kdang, huyện Đak Đoa) đi lại và vận chuyển nông sản thuận lợi hơn. Ảnh: H.T

Tuyến đường liên thôn và đồng thời là đường đi ra khu sản xuất được bê tông đã giúp người dân làng Bla Trek và Ktăng (xã Kdang, huyện Đak Đoa) đi lại và vận chuyển nông sản thuận lợi hơn. Ảnh: H.T

Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh-cho biết: Thực hiện chương trình xây dựng NTM, giai đoạn 2011-2024, tỉnh đã huy động trên 14 ngàn tỷ đồng vốn trực tiếp, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và sự hỗ trợ của doanh nghiệp, người dân đóng góp để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội khu vực nông thôn.

Từ nguồn vốn này, các địa phương đã xây dựng và nâng cấp được trên 9.670 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và 225 công trình thủy lợi; kiên cố hóa trên 436 km kênh mương; xây dựng và sửa chữa 946 công trình trường học, 43 chợ nông thôn. Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ người dân xóa hàng ngàn nhà tạm, nhà dột nát và nâng cấp, cải tạo nhiều công trình dân sinh nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông-cho biết: Chương trình xây dựng NTM đã giúp cho diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt. Đặc biệt, việc xây dựng hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành chuỗi liên kết trong phát triển kinh tế.

“Trong giai đoạn 2021-2025, từ nguồn vốn xây dựng NTM và các nguồn vốn lồng ghép khác, huyện có 188 công trình được đầu tư xây dựng, nâng cấp với tổng kinh phí hơn 681 tỷ đồng. Trong số này có 88 công trình giao thông nông thôn, giao thông nội đồng được xây dựng, nâng cấp tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân.

Bên cạnh đó, huyện có 28 công trình đập, hồ chứa nước, 1 trạm bơm, 25 cống đầu mối và gần 16 km kênh mương thường xuyên được nâng cấp đáp ứng nhu cầu tưới cho trên 6,6 ngàn ha cây trồng hàng năm và trên 17 ngàn ha cây trồng lâu năm”-ông Luyến thông tin.

Cũng từ nguồn vốn chương trình xây dựng NTM, huyện Đak Đoa đã cải tạo và xây dựng nhiều công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Riêng giai đoạn 2021-2024, huyện đã huy động gần 228 tỷ đồng để triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Trong đó, huyện đã đầu tư cứng hóa gần 96 km đường giao thông; xây dựng và nâng cấp 9 công trình thủy lợi, 22 công trình trường học, 2 hội trường, 15 nhà văn hóa. Đặc biệt, hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng được mở rộng và cứng hóa đã giúp cho việc đi lại, vận chuyển nông sản thuận lợi hơn.

Kể từ khi con đường đi ra khu sản xuất được bê tông hóa, người dân làng Bla Trek và Ktăng (xã Kdang, huyện Đak Đoa) có thêm động lực để lao động sản xuất.

Ông Mâm-Trưởng thôn Bla Trek-cho hay: Con đường này có chiều dài gần 2 km dẫn ra khu sản xuất cà phê của làng. Trước đây, con đường này chỉ rộng 5 m, bị lầy lội vào mùa mưa. Vì thế, khi Nhà nước hỗ trợ kinh phí làm đường, người dân làng Bla Trek đã hiến 500 m2 đất, đóng góp 180 triệu đồng cùng với dân làng Ktăng bê tông hóa được 1 km. “Hiện nay, tuyến đường được mở rộng lên 8 m, trong đó, lòng đường bê tông rộng 3,5 m và có hệ thống mương thoát nước”-ông Mâm nói.

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từ năm 2010 đến nay, các địa phương trong tỉnh đã kiên cố hóa được trên 436 km kênh mương. Ảnh: Hồng Thương

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từ năm 2010 đến nay, các địa phương trong tỉnh đã kiên cố hóa được trên 436 km kênh mương. Ảnh: Hồng Thương

Đến nay, toàn tỉnh có 3/17 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 96/182 xã đạt chuẩn NTM; 159 thôn, làng đạt chuẩn NTM (trong đó có 128 làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số). Bình quân mỗi xã trên địa bàn tỉnh đạt 14,9 tiêu chí NTM.

Theo Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn. Cụ thể, tỉnh có địa bàn rộng với 182 xã, nhu cầu nguồn lực cho phát triển hạ tầng nông thôn rất lớn, nhất là cơ sở hạ tầng thủy lợi mới đáp ứng 12,5% nhu cầu phục vụ sản xuất của người dân.

Bên cạnh đó, việc bố trí kinh phí cho công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình còn khó khăn; việc huy động đóng góp từ người dân và kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa nhiều.

“Để góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp trên địa bàn, tỉnh sẽ tiếp tục lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án để đầu tư hạ tầng nông nghiệp phục vụ xây dựng NTM, đặc biệt là từ nguồn vốn trực tiếp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn.

Bên cạnh đó, tỉnh có chính sách thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, hình thành vùng nguyên liệu tập trung để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhà máy, cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tham gia phát triển hạ tầng nông thôn.

Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tham gia đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất của người dân tại địa bàn”-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

(GLO)- Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Cây cà phê bén đất Ayun

Cây cà phê bén đất Ayun

(GLO)- Đón đầu nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, gần 4 năm trước, người dân xã Ayun (huyện Chư Sê) đã đưa những cây cà phê đầu tiên về trồng trên vùng đất pha cát cằn cỗi. Đến nay, diện tích cà phê ở Ayun không ngừng tăng, góp phần đưa cuộc sống người dân nơi đây ngày một khởi sắc.

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.