Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.

Vì lợi ích của người dân

Ở tuổi 58, ông Yer luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của người dân để phản ánh lên cấp ủy, chính quyền.

Nhờ đó, nhiều vấn đề, vụ việc tại buôn được giải quyết kịp thời, giúp bà con phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chung sức cùng chính quyền địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Ông Nay Yer (bìa trái) vừa được Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện tặng giấy khen trong buổi gặp mặt, biểu dương người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Ảnh: Vũ Chi

Ông Nay Yer (bìa trái) vừa được Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện tặng giấy khen trong buổi gặp mặt, biểu dương người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Ảnh: Vũ Chi

Ông Yer cho biết: Thời gian qua, các thế lực phản động vẫn luôn rình rập, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, ông có trách nhiệm sâu sát tuyên truyền để bà con hiểu rõ bản chất của các đối tượng này, từ đó nâng cao cảnh giác, không để bị lôi kéo, dụ dỗ.

Thời đại công nghệ thông tin phát triển, thi thoảng một số đối tượng đến buôn bán hàng đa cấp. Nghi vấn lừa đảo, ông Yer báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn, tránh người dân bị lừa tiền.

Từ ý kiến của bà con, ông kiến nghị lên xã, huyện tiến hành tu bổ, nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân được thuận tiện.

Thực hiện chủ trương Nhà nước và Nhân dân cùng làm, ông vận động bà con đóng góp 65 triệu đồng để bê tông hóa các tuyến đường, lắp đặt 2 mắt camera khu vực đông người nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự địa phương.

Năm 2024, ông vận động 7 hộ làm nhà tiêu hợp vệ sinh, 5 hộ làm hàng rào, trồng rau xanh, 4 hộ di dời chuồng bò ra xa nhà ở. Đến nay, buôn không còn hộ nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, ông Yer còn là người “mát tay” khi hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn tại cơ sở. Buôn Mi Hoan có 265 hộ với hơn 1.250 khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 77,7%.

Trong đời sống hàng ngày không tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, gia đình. Mỗi khi xảy ra mâu thuẫn, ông có mặt kịp thời tham gia hòa giải hợp tình, hợp lý. 8 tháng qua, ông tham gia hòa giải thành công 2 vụ việc, trong đó có 1 vụ tranh chấp đất ở, 1 vụ mâu thuẫn gia đình.

Điển hình làm kinh tế giỏi

Không chỉ gần dân, đặt lợi ích của dân lên hàng đầu, ông Yer còn là điển hình trong phát triển kinh tế. Gia đình ông đang canh tác gần 5 ha ruộng rẫy, trong đó 1,2 ha lúa nước, 1,6 ha mì cao sản và 2,1 ha mía.

Ngoài ra, gia đình ông còn nuôi 6 con bò sinh sản. Hàng năm, gia đình ông thu nhập trên 250 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Nhiều năm liền, ông được bình chọn là hộ sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.

Ông Nay Yer (thứ 3 từ phải sang) được UBND huyện biểu dương Người uy tín làm kinh tế giỏi. Ảnh: Vũ Chi

Ông Nay Yer (thứ 3 từ phải sang) được UBND huyện biểu dương Người uy tín làm kinh tế giỏi. Ảnh: Vũ Chi

Ông Yer cho rằng còn sức còn làm để phát triển kinh tế gia đình, không phải dựa dẫm, trở thành gánh nặng cho con cháu, vừa để bà con nhìn vào học hỏi làm theo. Ông đi đầu trong việc sử dụng các giống lúa mới, năng suất cao như TBR97, Đài Thơm 8, đồng thời áp dụng quy trình IPM, ICM vào sản xuất.

Từ hiệu quả kinh tế, kinh nghiệm, kỹ thuật có được, ông vận động bà con trong buôn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng gia sản xuất, xây dựng đời sống ấm no, tiến bộ. Hiện nay, buôn có 97,5 ha lúa 2 vụ và 64,5 ha mì, bắp. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 46,7 triệu đồng/năm.

Anh Ksor Ran nhận xét: “Ông Yer luôn sống hết mình với bà con dân làng. Việc gì có lợi cho bà con, ông giúp đỡ nhiệt tình; việc có hại, ông đều tìm cách tuyên truyền ngăn chặn. Bà con trong buôn rất tin tưởng và kính trọng người uy tín như ông. Gia đình tôi đã học ông cách làm vườn rau xanh, di dời chuồng trại khỏi gầm nhà sàn, cách làm lúa, trồng mì, phát triển kinh tế”.

Ông Đỗ Xuân Ưa-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-nhìn nhận: Ông Yer không chỉ là hạt nhân đoàn kết buôn làng mà còn tiên phong phát triển kinh tế, giúp buôn Mi Hoan ngày càng khởi sắc, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Với những thành tích đạt được, ông Yer là 1 trong 7 người uy tín tiêu biểu vừa được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen trong buổi gặp mặt, biểu dương người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.