Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn CO2e giảm phát thải trên lúa đầu tiên của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sáng 10/9, Sở NN-PTNT phối hợp với Công ty Cổ phần Net Zero Carbon tổ chức Tọa đàm về quy trình khép kín “Lúa sạch hơn, xanh hơn, tăng năng suất, đo lường và bao tiêu giảm phát thải khí nhà kính”.

Mô hình thí điểm "Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất" được triển khai trong vụ đông xuân 2023-2024 trên diện tích 4,2 ha tại xã Bình Hòa (huyện Krông Ana).

Đây là mô hình được áp dụng quy trình canh tác lúa ướt - khô xen kẽ của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), kết hợp sử dụng chế phẩm Nano composite của Công ty Cổ phần BSB Nanotech và áp dụng quy trình báo cáo xác nhận giảm phát thải của Công ty Cổ phần Net Zero Carbon.

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm.

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm.

Theo đó, sau hơn ba tháng thực hiện, mô hình này đã mang lại kết quả tích cực: so với mô hình đối chứng, năng suất trung bình đạt gần 11,7 tấn/ha (tăng hơn 0,93 tấn/ha); chi phí đầu tư giảm được gần 2,9 triệu đồng (giảm 9,44%), trong đó chi phí về giống giảm được 675 nghìn đồng/ha (tương đương 21,43%), phân bón giảm được 785 nghìn đồng/ha (tương đương 6,20 %), bảo vệ thực vật giảm được hơn 1,4 triệu đồng/ha (tương đương 24,03 %). Lợi nhuận ròng của mô hình đạt gần 94,8 triệu đồng, tăng trên 15,5 triệu đồng so với mô hình đối chứng (tương đương tăng 19,55%).

Đại diện Công ty Cổ phần Net Zero Carbon báo cáo kết quả thực hiện mô hình.

Đại diện Công ty Cổ phần Net Zero Carbon báo cáo kết quả thực hiện mô hình.

Điều quan trọng hơn, mô hình này giúp nông dân thay đổi phương pháp canh tác truyền thống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tạo đất lúa.

Đồng thời, mô hình giúp giảm phát thải được gần 4 tấn/ha khí nhà kính (CO2e), góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, lúa sạch hơn, sản xuất an toàn hơn…

Đại diện một hợp tác xã phát biểu ý kiến.

Đại diện một hợp tác xã phát biểu ý kiến.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cho rằng, nông nghiệp được xem là ngành gây phát thải rất lớn. Do vậy, giảm mạnh phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp gắn với việc công nhận chứng chỉ carbon sẽ trở thành định hướng của nông nghiệp Đắk Lắk trong thời gian tới, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế về giảm phát thải ròng.

Công ty Cổ phần Net Zero Carbon mua gần 17 tấn giảm phát thải CO2e trên lúa từ mô hình của nông dân.

Công ty Cổ phần Net Zero Carbon mua gần 17 tấn giảm phát thải CO2e trên lúa từ mô hình của nông dân.

Đồng thời, đây là mô hình có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, kết quả đáng tin cậy. Vì vậy, nhiều hợp tác xã, ngành nông nghiệp các địa phương bày tỏ mong muốn được tiếp cận và áp dụng trên diện rộng.

Công ty Cổ phần Net Zero Carbon tặng lại Chứng nhận báo cáo giảm phát thải CO2e cho Sở NN-PTNT Đắk Lắk.

Công ty Cổ phần Net Zero Carbon tặng lại Chứng nhận báo cáo giảm phát thải CO2e cho Sở NN-PTNT Đắk Lắk.

Đặc biệt trong dịp này, Công ty Cổ phần Net Zero Carbon mua gần 17 tấn giảm phát thải CO2e của mô hình, với giá 20 USD/tấn. Đồng thời, tặng Chứng nhận báo cáo giảm phát thải CO2e cho Sở NN-PTNT Đắk Lắk. Đây là số lượng giảm phát thải CO2e đầu tiên trên lúa của Việt Nam được bán thành công từ mô hình thí điểm "Giải pháp lúa xanh giảm phát thải và tăng năng suất" trên địa bàn Đắk Lắk.

Theo Minh Thuận (baodaklak.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.