Từ ngoại giao nông nghiệp đến trụ cột kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
"Tôi không chỉ là Đại sứ Úc tại Việt Nam mà còn là "đại sứ chanh dây" của Việt Nam".

Đó là chia sẻ của Đại sứ Andrew Goledzinowski tại lễ công bố xuất khẩu chanh dây Việt Nam sang Úc và xuất khẩu mận từ Úc sang Việt Nam. Bởi ông cho biết hằng ngày đều dùng chanh dây Việt Nam và luôn tự hào giới thiệu với người Úc về món trái cây nhiệt đới này.

Cùng ngày 9.9, bà Alexis M. Taylor, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ - phụ trách thương mại và đối ngoại nông nghiệp, dẫn đầu một phái đoàn đến TP.HCM. Phái đoàn bao gồm 60 đại diện từ các doanh nghiệp, tổ chức nông nghiệp cùng đại diện 9 bộ nông nghiệp cấp tiểu bang của Mỹ.

Một trong các nội dung của chuyến đi là hai bên thảo luận việc mở cửa thị trường cho nhiều loại trái cây giữa hai nước. Trước mắt, chanh dây Việt Nam có thể sớm được vào thị trường Mỹ. Cũng đưa ra quan điểm tương tự Đại sứ Gadzinowski, Thứ trưởng Taylor cũng nhấn mạnh việc hợp tác nông nghiệp có đóng góp lớn vào quan hệ song phương.

Hơn 222 triệu USD là kim ngạch xuất khẩu chanh dây mà Việt Nam đạt được trong năm 2023. Giờ đây, khi có thể xuất khẩu sang Úc và nếu tiếp đến là Mỹ - đều là các quốc gia có cơ chế kiểm định thực phẩm nhập khẩu chặt chẽ nhất thế giới, chanh dây Việt Nam lại thêm rộng đường đến thị trường thế giới.

Thời gian qua, nông nghiệp trở thành "ngôi sao sáng" về tăng trưởng xuất khẩu. Từ tháng 1 - 8, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 21,32 tỉ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, một số loại trái cây sẽ đạt kim ngạch vượt 1 tỉ USD.

Thực tế, dù bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều xu thế mới, nhưng nông nghiệp nói chung không chỉ giữ vững vị thế mà còn ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh rất lớn và được nhiều nước đánh giá cao về nông nghiệp. Cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế cũng ngày càng rộng mở hơn khi Việt Nam ngày càng tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều nước, có nhiều đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện hơn. Về chất lượng sản phẩm, những loại trái cây Việt Nam được đánh giá cao cả về chất lượng lẫn tính cạnh tranh.

Như vậy, Việt Nam đang có cơ hội mở rộng thị trường nông sản ra thế giới lớn hơn bao giờ hết. Đồng thời, năng lực của ngành nông nghiệp chúng ta cũng hoàn toàn đủ sức khai thác cơ hội này. Vấn đề then chốt còn lại nằm ở chiến lược phát triển và kế hoạch thực thi. Đây cũng là điều mà chúng ta từng có không ít bài học cần đúc rút, nhất là về kiểm soát chất lượng và quy hoạch, tổ chức xuất khẩu. Cho nên, để nông nghiệp - trụ cột kinh tế, phát triển đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.

Theo Ngô Minh Trí (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Sau bão

Sau bão

Vậy là chiều tối qua, bão số 3 (YAGI) có cường độ mạnh nhất 30 năm trở lại đây đã đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh Bắc bộ nước ta.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?