Nông dân ''trúng'' đậm vì giá ớt tăng cao kỷ lục dịp cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến gần cuối tháng 12/2020, giá ớt ở tỉnh Đồng Tháp tăng kỷ lục, thương lái mua tại ruộng với giá từ 70.000-100.000 đồng/kg, bình quân 1.000m2 trồng ớt lãi hơn 30 triệu đồng.

Nông dân thu hoạch ớt. (Nguồn: baodongthap.vn)
Nông dân thu hoạch ớt. (Nguồn: baodongthap.vn)


Đến gần cuối tháng 12/2020, giá ớt ở tỉnh Đồng Tháp tăng kỷ lục, thương lái mua tại ruộng với giá từ 70.000-100.000 đồng/kg, bình quân 1.000m2 trồng ớt lãi hơn 30 triệu đồng.

Mỗi năm diện tích trồng ớt ở tỉnh Đồng Tháp có gần 2.000ha, riêng mùa vụ cuối năm diện tích trồng ớt trong tỉnh chỉ có vài trăm ha.

Theo tính toán của anh Nguyễn Thành Dũng, ấp1, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, sau hơn 2 tháng trồng, ớt bắt đầu cho thu hoạch và thu hoạch kéo dài hơn 2 tháng, bình quân từ 5-10 ngày thu hoạch, năng suất bình quân hơn 10 tấn/ha.

Ớt ở Đồng Tháp trồng nhiều nhất tại huyện Thanh Bình và Cao Lãnh, với các loại ớt chỉ thiên, ớt tên lửa 106, ớt chánh phong, ớt hai mũi tên...

Anh Nguyễn Văn Mười, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình trồng 3.000m2 ớt chỉ thiên trên đất vườn, cho biết vụ ớt này anh trúng đậm, bởi vì vào những tháng mùa nước nổi bà con thu hoạch màu; trong đó có ớt cũng thu hoạch xong.

Nhiều nơi ngưng sản xuất chờ nước rút, mới xuống giống phục vụ hoa màu cho tết. Anh Mười tranh thủ xuống giống ớt và kịp bán trong những tháng cuối năm.

Do ớt khan hiếm nên anh Mười bán được giá cao, bạn hàng đến tận vườn hối thúc thu hoạch. Đầu tháng 11/2020 anh Mười bán với giá 65.000 đồng/kg ớt, đến nay bán với giá hơn 100.000 đồng/kg.

Với mức đầu tư hơn 30 triệu đồng, đến nay anh Mười đã bán được hơn 100 triệu đồng tiền ớt và đang thu hoạch thêm 1 tháng nữa. Anh dự tính tổng thu được 150 triệu đồng, lãi hơn 110 triệu đồng.

Giá ớt tăng cao là do vụ này ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngừng sản xuất do vào mùa nước nổi, đồng thời do các tỉnh miền Trung bị lũ lụt cho nên diện tích trồng ớt thu hẹp, nguồn cung thiếu, cho nên giá ớt tăng lên gấp 2-3 lần so với đầu năm. Riêng tỉnh Đồng Tháp diện tích trồng ớt giảm từ 60-80% diện tích trong những tháng mùa nước nổi.

Hiện nay hàng chục đại lý thu mua ớt có tiếng ở Đồng Tháp mỗi ngày thu mua hàng chục tấn ớt thương phẩm, do đó đang thiếu ớt thương phẩm để cung cấp.

Nhiều thương lái đã đặt cơ sở ở các địa phương, đến tận ruộng để thu mua nhưng lượng cung không đủ cầu. Dự đoán giá ớt trong thời gian tới vẫn có thể tăng cao.

Theo Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.