Nông dân trồng vải ở Kbang thiệt hại kép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Điều kiện thời tiết diễn biến bất lợi khiến nhiều diện tích trồng vải ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bị ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, kéo theo giá bán cũng giảm đáng kể.

Huyện Kbang hiện có 107 ha vải đang kinh doanh và 47 ha vải trồng mới, tập trung nhiều nhất ở xã Đông, Nghĩa An, Đăk Hlơ, Lơ Ku và thị trấn Kbang. Các giống vải được trồng nhiều là u hồng, u trứng, u thâm, có ưu điểm chín sớm, thời gian thu hoạch từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6. Vì không trùng với mùa vải ở các tỉnh phía Bắc nên vải Kbang có tính cạnh tranh cao, mang lại hiệu quả kinh tế khá cho nhiều nhà vườn.

Bên cạnh đó, để cây vải phát triển bền vững, tiêu thụ ổn định, huyện Kbang cũng hướng dẫn người dân sản xuất theo hướng liên kết, trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Từ đó, vải Kbang được thị trường các tỉnh, thành phố miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên ưa chuộng.

Vụ thu hoạch vải năm 2024, nông dân trồng vải trên địa bàn huyện Kbang thiệt đơn, thiệt kép vì mất mùa, mất giá. Ảnh: Ngọc Minh

Vụ thu hoạch vải năm 2024, nông dân trồng vải trên địa bàn huyện Kbang thiệt đơn, thiệt kép vì mất mùa, mất giá. Ảnh: Ngọc Minh

Tuy nhiên, năm nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài đã hạn chế cây vải ra hoa, đậu quả. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn huyện Kbang xuất hiện những cơn mưa đá kèm theo giông lốc gây ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng quả vải.

Cuối năm 2012, ông Lê Văn Hùng (thôn 1, xã Nghĩa An) trồng 300 cây vải giống u hồng trên diện tích gần 2 ha. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, bón phân, tưới nước đầy đủ, sau 5 năm, vườn cây cho thu hoạch. Năm ngoái, vườn vải cho sản lượng 16 tấn quả, giá bán 18-25 ngàn đồng/kg, mang lại lợi nhuận cho gia đình hơn 200 triệu đồng. Năm nay, dù bị ảnh hưởng bởi thời tiết, 300 cây vải vẫn ra hoa, đậu quả nhiều, ước đạt hơn 13 tấn quả. So với các vườn vải khác trong xã, vườn vải của ông Hùng có năng suất đạt cao nhất.

“Giữa tháng 4, một số cây vải chín sớm, tôi thu được hơn 1 tạ quả, bán 40 ngàn đồng/kg. Tôi nghĩ năm nay thắng lớn, ai ngờ đang nắng hạn, cuối tháng 4 mưa đá đổ xuống, cây bị sốc nhiệt khiến quả sắp chín bị rơi rụng, quả nhỏ trên cây nứt vỡ rất nhiều, thiệt hại lớn về sản lượng. Chất lượng quả vải giảm kéo theo giá thu mua cũng giảm, chỉ còn 20 ngàn đồng/kg. Đến giữa tháng 5, vải trên địa bàn huyện chín rộ, giá bán khi đó sẽ còn giảm nữa. Mùa vải năm nay coi như gia đình lỗ vốn”-ông Hùng buồn bã nói.

Vừa đi nắm tình hình của một số thành viên trong Tổ hợp tác vải thiều xã Nghĩa An, ông Phan Chính Tám-Tổ trưởng Tổ hợp tác-cho hay: Tổ có 30 hộ trồng vải với gần 50 ha. Hầu hết thành viên có thâm niên, kinh nghiệm trồng vải từ 5 năm trở lên. Các thành viên đều giúp đỡ, chia sẻ và hỗ trợ kinh nghiệm trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh và kỹ thuật cho cây ra hoa, đậu quả.

“Vải dễ trồng, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng Kbang nên chất lượng và sản lượng không thua kém những nơi khác. Cây vải ưa lạnh, nhất là thời điểm ra hoa gặp nhiệt độ 17-19 độ C và thời gian ủ đông kéo dài 200-250 giờ sẽ tạo điều kiện cho cây ra hoa, đậu quả nhiều. Tuy nhiên, không như những năm trước, tháng 1 năm nay tiết trời nắng ấm, thời gian ủ đông chỉ kéo dài 150-170 giờ không đáp ứng điều kiện cần thiết để cây vải ra hoa, kết trái. Vì thế, phần đa vườn vải trên địa bàn bị ảnh hưởng, năng suất giảm từ 30% trở lên, thậm chí nhiều vườn vải không ra hoa”-ông Tám chia sẻ.

Ông Dương Minh Thành (thôn 3, xã Đông, huyện Kbang) thu hái những chùm vải chín sớm. Ảnh: A.P

Ông Dương Minh Thành (thôn 3, xã Đông, huyện Kbang) thu hái những chùm vải chín sớm. Ảnh: A.P

Nhìn vườn vải 350 cây lưa thưa quả, ông Dương Minh Thành (thôn 3, xã Đông) xót xa kể: “Năm trước, vườn vải cho thu hoạch hơn 14 tấn quả, mang lại thu nhập cho gia đình hơn 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Năm nay, tôi đã đầu tư hơn 50 triệu đồng để chăm sóc. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi thời tiết, 350 cây vải ước chỉ đạt 2 tấn quả, tính ra lỗ nặng. Không chỉ gia đình tôi bị mất mùa mà các hộ trồng vải trong thôn cũng cùng chung cảnh ngộ”.

Ông Nguyễn Đăng Chung-Chủ tịch UBND xã Đông-thông tin: Toàn xã có 75 ha vải, trong đó 55 ha đang cho thu hoạch và 20 ha mới trồng. Năm 2024, năng suất vải ước đạt 2,5 tấn quả/ha, thấp hơn 4,5 tấn/ha so với năm 2023. Đến nay, người dân thu hoạch hơn 1,2 tấn quả. Đầu vụ này, vải trà sớm bán giá 35-36 ngàn đồng/kg, thấp hơn đầu vụ trước 5-9 ngàn đồng/kg. Vụ này, người trồng vải vừa mất mùa lại thêm mất giá.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang Mã Văn Tình, mùa vải năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết, người trồng vải trên địa bàn huyện bị thiệt hại khá lớn. Thời gian tới, Phòng tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn theo dõi, đôn đốc người dân tập trung thu hoạch quả, chăm sóc vườn cây, kịp thời phòng ngừa sâu bệnh gây hại, đồng thời hướng dẫn bà con áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc theo hướng ổn định, bền vững để cây vải phát triển tốt, cho năng suất cao.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.