Nông dân thị trấn Chư Sê thu nhập cao nhờ trồng khoai từ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, hàng trăm hộ dân ở thị trấn Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chuyển sang trồng khoai từ trên diện tích hồ tiêu bị chết, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Phạm Văn Toàn (thôn Mỹ Thạch 3) cho biết: “Năm 2017, vườn hồ tiêu của gia đình bị nhiễm bệnh chết hàng loạt. Thấy khoai từ có đầu ra ổn định, tôi đã chuyển đổi diện tích hồ tiêu sang trồng loại cây này. Đến nay, gia đình trồng được 1,2 ha khoai từ”.

Theo anh Toàn, cây khoai từ phát triển nhờ vào thân dây có trụ đỡ hoặc leo giàn. Vì vậy, anh tận dụng những trụ trồng hồ tiêu trước đây để làm giàn. Từ đầu tháng 3 đến tháng 4 hàng năm bắt đầu xuống giống, sau 7 tháng là cho thu hoạch. Cây khoai từ có ưu điểm là vốn đầu tư thấp, lại ít bị sâu bệnh gây hại, đặc biệt là không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đến vụ thu hoạch, thương lái vào tận vườn thu mua.

Bình quân 1 ha thu hoạch được 30-40 tấn củ, với giá bán 9-12 ngàn đồng/kg, gia đình lãi hơn 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Những hộ trong thôn thấy gia đình trồng khoai từ có năng suất và lợi nhuận cao nên đã mua giống về trồng. Hiện trong thôn đã có hơn 70 hộ trồng khoai từ với diện tích gần 100 ha.

Mỗi vụ khoai từ, gia đình anh Phạm Văn Toàn (bìa phải; thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê) lãi hơn 200 triệu đồng/ha. Ảnh: P.N

Mỗi vụ khoai từ, gia đình anh Phạm Văn Toàn (bìa phải; thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê) lãi hơn 200 triệu đồng/ha. Ảnh: P.N

Gia đình anh Phạm Văn Nghiêm (thôn Mỹ Thạch 2) cũng đã trồng 2 ha khoai từ trên diện tích trồng hồ tiêu trước đây. Sau 4 năm chuyển sang trồng cây khoai từ, gia đình anh đã có khoản thu nhập khá. Anh Nghiêm cho biết: Năm 2019, trước tình trạng giá hồ tiêu xuống quá thấp, trong khi vườn cây bị nhiễm bệnh chết hàng loạt nên gia đình buộc phải chuyển đổi cây trồng. Nhiều hộ dân trong thôn lựa chọn trồng cây ăn quả để có thu nhập. Tuy nhiên, gia đình anh đã chọn cây khoai từ vì điều kiện đất đai phù hợp và giá cả cũng ổn định hơn.

“Khoai từ mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ và được luân canh với cây bắp sinh khối hay rau màu để cải tạo đất. Nhờ vậy, năm nào vườn khoai của gia đình cũng đạt năng suất trên 30 tấn/ha. Đầu vụ, giá khoai từ được thương lái thu mua 14-16 ngàn đồng/kg. Cuối vụ, giá còn 10 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, người trồng khoai từ có lãi trên 200 triệu đồng/ha”-anh Nghiêm chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nhung (thôn Bầu Zút) vừa là người trồng vừa là người thu mua khoai từ. Chị chia sẻ: Khoai từ được trồng ở đây có củ màu vàng sáng, vỏ mỏng, thịt bở và ăn có vị ngọt, đậm đà nên được bạn hàng rất ưa chuộng. Từ năm 2017 đến năm 2020, do có ít người thu mua khoai nên mỗi ngày chị mua 10-12 tấn xuất bán cho bạn hàng các tỉnh thành phía Bắc như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Từ năm 2021 đến nay, nhiều người tìm đến nhà vườn để thu mua. Mỗi ngày, chị chỉ thu mua của các hộ dân được 2-3 tấn khoai.

Theo chị Nguyễn Thị Quỳnh Nhung (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê), khoai từ được trồng ở địa phương củ có màu vàng sáng, vỏ mỏng, thịt bở và ăn có vị ngọt nên được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: P.N

Theo chị Nguyễn Thị Quỳnh Nhung (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê), khoai từ được trồng ở địa phương củ có màu vàng sáng, vỏ mỏng, thịt bở và ăn có vị ngọt nên được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: P.N

Trao đổi với P.V, ông Trần Công Minh-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Chư Sê-cho biết: Hiện có 205 hộ dân trên địa bàn thị trấn trồng gần 160 ha khoai từ. Diện tích khoai từ tập trung chủ yếu tại thôn Mỹ Thạch 1, Mỹ Thạch 2 và Mỹ Thạch 3. Hầu hết diện tích khoai từ được các hộ dân trồng trên vườn hồ tiêu bị chết. Qua khảo sát cho thấy, năng suất khoai từ đạt 30-40 tấn/ha. Chi phí đầu tư 1 ha khoai từ cộng với tiền thuê nhân công thu hoạch hết khoảng 70 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 200 triệu đồng/ha. Chính vì lãi cao hơn so với các loại cây khác nên diện tích trồng khoai từ tại địa phương không ngừng tăng, nhất là từ năm 2021 đến nay.

“Tuy đạt hiệu quả bước đầu song khoai từ vẫn là loại cây trồng mới. Hiện chưa có doanh nghiệp nào đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm. Do đó, chúng tôi khuyến cáo người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích khoai từ, cần lựa chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, nắm vững kỹ thuật canh tác để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, chủ động canh tác theo hướng bền vững và tìm mối liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong khâu tiêu thụ để ổn định đầu ra cho nông sản, giúp bà con nâng cao thu nhập”-ông Minh nói.

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).