Nông dân Đak Đoa thu nhập khá từ khoai môn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhiều nông dân huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã chuyển đất trồng cà phê, hồ tiêu kém hiệu quả sang trồng khoai môn mang lại thu nhập khá. 
Theo kế hoạch, vù mùa 2021, nông dân huyện Đak Đoa trồng hơn 70 ha khoai môn, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2020. Phần lớn diện tích khoai môn được trồng ở các xã: Trang, Kon Gang, Kdang, thị trấn Đak Đoa. Ông Ngô Văn Lê (thôn 3, xã Tân Bình) dẫn chúng tôi đi tham quan một số khu vực trồng giống khoai môn ruột vàng, ruột trắng, ruột lam. Khoai môn được trồng thành luống vun cao để dễ thoát nước.
Ông Lê cho hay: “Các loại khoai môn này đều trồng để lấy củ. Đây là cây trồng chịu hạn, không chịu úng ngập nên bà con vun trồng thành luống trên chân ruộng cao. Bà con xuống giống thành nhiều đợt để dễ bề chăm sóc, thu hoạch rải vụ tránh bị dồn ứ hàng bị thương lái ép giá”.
Chỉ tay vào những luống khoai môn xanh tốt, ông Lê nói: “1,6 ha khoai môn này trước đây là vườn hồ tiêu, cà phê. Trồng hồ tiêu, cà phê đều thua lỗ nặng nên gia đình tôi chuyển sang trồng khoai môn. Năm 2019, gia đình lãi 70 triệu đồng, năm 2020 thu hơn 100 triệu đồng. Khoai môn có đầu ra ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây trồng khác, kể cả khoai lang Lệ Cần”.
Ông Ngô Văn Lê (xã Tân Bình, huyện Đak Đoa) bên vườn khoai môn của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Ông Ngô Văn Lê (xã Tân Bình, huyện Đak Đoa) bên vườn khoai môn của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Cách đó không xa, bà Lê Thị Hương đang chăm sóc vườn khoai môn của gia đình. Bà Hương phấn khởi cho biết: “Thấy nhiều hộ trồng khoai môn hiệu quả kinh tế cao, tôi cũng trồng thử một ít. Năm rồi, thu nhập khá nên năm nay tôi đầu tư xen canh 4 sào khoai môn”.
Bà Nguyễn Thị Bảo Yến-Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình-thông tin: “Xã Tân Bình có khoảng 50 gia đình trồng chừng 30 ha khoai môn. Nhiều hội viên chọn khoai môn làm cây trồng chính và đã trở nên khá giả”.
Khoai môn là loại cây thực phẩm trồng trong vòng 6-7 tháng. Loại khoai này giàu chất dinh dưỡng, chất xơ cao, nhiều tinh bột, có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, rất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, khoai môn có tác dụng cải tạo đất, dễ trồng và dễ tiêu thụ. Tuy vậy, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích quá “nóng”.
“Chúng tôi tuyên truyền, hướng dẫn và vận động bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm”-ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết.
HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024.