Nông dân thấp thỏm sợ bảo kê ép giá, kẻ gian phá hoại sầu riêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ còn ít tháng nữa, nhiều vườn sầu riêng ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã bắt đầu vào kì thu hoạch, dự kiến thương lái khắp các địa phương sẽ đổ về thu mua. Tuy nhiên, càng đến gần mùa thu hoạch người nông dân lại thấp thỏm lo âu sợ bảo kê chèn ép, kẻ gian quấy phá vườn.
Chỉ còn ít tháng nữa, các vườn sầu riêng ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ bước vào kì thu hoạch, dự kiến sẽ có rất nhiều thương lái đến thu mua. Ảnh: Bảo Trung

Chỉ còn ít tháng nữa, các vườn sầu riêng ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ bước vào kì thu hoạch, dự kiến sẽ có rất nhiều thương lái đến thu mua. Ảnh: Bảo Trung

Lo sợ bảo kê ép giá, kẻ gian phá hoại

Ông Nguyễn Văn Bảy - đại diện Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ sầu riêng Durian Krông Pắk (xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) - cho hay, mỗi năm, Hợp tác xã xuất ra thị trường khoảng 20 đến 25 tấn sầu riêng. Năm nay, sau Lễ hội sầu riêng, đơn vị hi vọng giá cả mặt hàng này sẽ cao hơn năm trước. Những vụ sầu riêng trước, địa bàn đã vẫn xuất hiện tình trạng bảo kê, cò sầu riêng, thu lợi bất chính. Sau khi trả tiền, bọn chúng mới để việc mua bán, vận chuyển loại nông sản này thông suốt.

Phải một tháng nữa sầu riêng mới vào vụ thu hoạch nên chưa có bảo kê nhưng có tình trạng cạnh tranh mua bán. Hiện, điều nông dân đang lo nhất đó là giá cả leo thang, nơi cao nơi thấp. Ông Bảy nói thêm: "Tôi vừa cùng một số Hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn có tham gia một cuộc họp của Công an xã Ea Yông tổ chức. Tại cuộc họp, lực lượng Công an cho biết, sẽ có người theo dõi sát sao tình hình, quyết tâm ngăn chặn tình trạng bảo kê, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi của người dân, thương lái và các doanh nghiệp".

Theo thống kê của UBND huyện Krông Pắk, toàn huyện hiện có gần 4.000 ha trồng sầu riêng. Trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 2.500 ha, sản lượng ước tính đạt 45.000 tấn/năm.

Tại địa bàn huyện Krông Búk, khoảng 2h sáng ngày 9.7, anh P.T.P (người dân trên địa bàn xã Cư Né) khi đi ra vườn thì bất ngờ phát hiện kẻ gian đã cạo vỏ thân (gần gốc) cây sầu riêng. Khi tổng kiểm tra lại thì anh P phát hiện có tổng cộng 19 cây đã bị kẻ gian cạo vỏ trên thân. Đến sáng cùng ngày, anh P đã buộc phải chặt bỏ 5 cây vì nhận thấy không thể cứu sống được.

Tại vườn nhà anh P, nhiều cây sầu riêng đã ra trái khá lớn, dự kiến ít tháng tới sẽ bắt đầu thu hoạch, giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, việc kẻ gian bất ngờ cạo vỏ thân khiến cây sầu riêng chết dần, ảnh hưởng đến chất lượng quả, khó bán cho thương lái. Tiếp đó, anh P đã trình báo vụ việc cho cơ quan công an để tìm ra kẻ gian phá hoại tài sản của gia đình.

Sẽ đảm bảo quyền lợi cho bà con

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk: Địa bàn hiện nay đã có hơn 20.000 ha sầu riêng và là một trong số những địa phương có diện tích lớn nhất cả nước nhưng phần diện tích cho thu hoạch mới đạt khoảng 40%. Riêng tại Đắk Lắk, sản lượng sầu riêng hàng năm lên tới 150.000 tấn và dự kiến sẽ là 300.000 tấn vào năm 2030.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết: Trước khi vào vụ mùa thu hoạch sầu riêng năm nay, Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ có buổi gặp gỡ các nhà thu mua, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản để bàn bạc một cách kĩ lưỡng trước khi bắt đầu thu mua sầu riêng cho bà con nông dân. Vừa phải đảm bảo an ninh trật tự nhưng công tác thu mua, vận chuyển vẫn phải hiệu quả, đạt chất lượng tốt nhất.

Đối với tình hình các đối tượng bảo kê ép giá, kẻ gian phá hoại nông sản, trong đó có sầu riêng của người nông dân thì đây là trách nhiệm của cơ quan chức năng các địa phương, đặc biệt là lực lượng công an. Tuy nhiên, khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nắm được tình hình và những vụ việc cụ thể sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lí ngay nhằm đảm bảo quyền lợi cho thương lái lẫn người nông dân.

Được biết, ngay sau khi phát hiện các trường hợp kẻ gian phá hoại sầu riêng của người nông dân, lực lượng công an tại các địa bàn ở tỉnh Đắk Lắk đã huy động cán bộ, chiến sĩ truy tìm thủ phạm, xử lí theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.