Kẻ xấu phá hoại vườn chanh dây, sầu riêng của 2 hộ dân Ia Pếch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần 1 tháng nay, 2 hộ dân tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) chưa hết bàng hoàng, xót xa khi vườn chanh dây chuẩn bị thu hoạch và vườn sầu riêng trồng được 3 năm đã bị kẻ xấu chặt phá gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Ông Hảo bên vườn chanh dây của gia đình bị chặt phá héo khô. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Hảo bên vườn chanh dây của gia đình bị chặt phá héo khô. Ảnh: Nguyễn Diệp

Nông dân mất trắng vì cây trồng bị phá hoại

Dịp Tết Nguyên Đán vừa qua đã trở thành những ngày buồn đối với gia đình ông Trần Anh Hảo (làng O Gia, xã Ia Pếch) khi 500 gốc chanh dây đang phát triển tốt, chuẩn bị thu hoạch thì bất ngờ bị kẻ xấu cắt gốc, phá hủy gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Ông Hảo buồn bã kể: Tháng 8-2022, ông thuê 1,4 ha đất của một hộ dân tại xã Ia Tô (huyện Ia Grai) với thời hạn 1 năm, giá 20 triệu đồng. Sau đó, ông vay mượn tiền hơn 150 triệu đồng để đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm, xuống giống 500 gốc chanh dây. Gia đình khấp khởi mừng khi vườn chanh dây phát triển tốt, giá chanh dây trên thị trường liên tục tăng cao dao động từ 14.000-16.000 đồng/kg (chanh múc) và 24.000 đồng/kg (chanh Âu). Những quả chanh dây chín sớm gia đình ông đã thu được khoảng 70 kg.

Những trái chanh dây đã khô héo vì bị kẻ xấu cắt gốc cây. Ảnh: R'Ô HOK
Những trái chanh dây đã khô héo vì bị kẻ xấu cắt gốc cây. Ảnh: R'Ô HOK

Ngày 19-1 (ngày 28 Tết Tân Sửu) ông cùng gia đình về quê (tỉnh Thái Bình) đón Tết. Đến mùng 3 Tết trở vào chăm sóc vườn cây thì trên đường đi ông tá hỏa nhận được điện thoại của người thân báo vườn chanh dây của mình đã bị kẻ xấu phá hoại, chặt gốc, thân khiến cây bị héo và chết dần. “Khi vào đến nơi tôi bàng hoàng với cảnh tượng trước mắt. Có đến 472 gốc chanh dây bị kẻ xấu cắt thân, gốc khiến cây bị chết, khô héo không thể phục hồi. Ngoài ra, kẻ xấu còn cắt, phá hệ thống tưới nhỏ giọt trong vườn cây. Với giá chanh dây như hiện nay, tôi cứ đinh ninh vườn cây sẽ cho gia đình thu về hơn 400 triệu đồng, có cái để trả nợ và đầu tư cho con cái ăn học. Vậy mà, giờ thì trắng tay rồi. Bao nhiêu mồ hôi, công sức kỳ vọng để trả khoản vay mượn đầu tư đã bị kẻ gian phá hủy. Từ trước tới nay, gia đình tôi sống lương thiện, nào có mâu thuẫn, thù oán với ai bao giờ”-ông Hảo ngậm ngùi nói.

Hệ thống tưới nhỏ giọt cũng bị kẻ xấu cắt phá, đang được ông Hảo sửa chữa. Ảnh: Nguyễn Diệp
Hệ thống tưới nhỏ giọt cũng bị kẻ xấu cắt phá, đang được ông Hảo sửa chữa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Cách đó hơn 1 km, vườn sầu riêng hơn 3 năm tuổi của bà Nguyễn Thị Kim Phúc (làng Long O Sơr, xã Ia Pếch) cũng bị kẻ xấu ken cây, gọt vỏ quanh gốc, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Bà Phúc-cho biết: Dịp Tết Nguyên đán vừa qua bà vào TP. Hồ Chí Minh đón Tết cùng gia đình. Trước khi đi bà đã tưới nước và tủ gốc thật kỹ để giữ ẩm cho cây, đồng thời nhờ người cháu trông coi, chăm sóc vườn. Khi về lại địa phương, lúc chuẩn bị phun thuốc phòng bệnh thì bà mới bàng hoàng phát hiện 24 cây sầu riêng bị kẻ xấu cạo vỏ quanh gốc. "Dự kiến khoảng 2 năm nữa vườn sầu riêng của gia đình sẽ cho thu bói nhưng nay đã bị kẻ gian phá hoại. Để cứu cây khỏi bị chết, tôi đã nhờ Nông hội sầu riêng xã Ia Pếch tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật bó thuốc xử lý những cây bị cạo vỏ nhưng vẫn chưa có tiến triển. Hiện tại, cây bắt đầu có hiện tượng rụng lá, có dấu hiệu khô héo nguy cơ chết là rất lớn. Bao nhiêu chi phí đầu tư, chăm sóc đang đứng trước bờ vực mất trắng”-bà Phúc buồn bã nói.

Bà Phúc thất thần bên vườn sầu riêng bị kẻ gian cạo vỏ quanh gốc.Ảnh: Nguyễn Diệp
Bà Phúc thất thần bên vườn sầu riêng bị kẻ gian cạo vỏ quanh gốc.Ảnh: Nguyễn Diệp

Cần nhanh chóng ngăn chặn tình trạng phá hoại sản xuất

Sau khi phát hiện vườn cây bị chặt phá, ông Hảo và bà Phúc đã báo cáo sự việc lên chính quyền địa phương và lực lượng chức năng. Tuy nhiên, gần 2 tháng trôi qua, lực lượng chức năng vẫn chưa xác định được thủ phạm gây án. Nỗi lo lắng, bất an về việc bị kẻ xấu phá hoại cây trồng vẫn ám ảnh bà con nông dân địa phương.

Ông Hảo cho biết thêm: Vườn chanh dây của ông được bao bọc tường rào kiên cố song vẫn bị phá hoại. Từ trước đến giờ khu vực này người dân sản xuất yên ổn, không có hiện tượng phá hoại như vậy. "Đến giờ, tôi vẫn chưa nghĩ ra và không biết người ta cố tình phá chanh dây của gia đình tôi hay họ có nhầm lẫn với người khác không nữa. Điều tôi lo lắng hơn là 2 ha cà phê bên cạnh của gia đình đang trong giai đoạn kinh doanh không biết có bị phá hoại tiếp nữa không. Mong sao cơ quan chức năng sớm tìm ra thủ phạm, để người dân yên tâm làm ăn phát triển kinh tế”-ông Hảo bày tỏ.

Tương tự, bà Phúc cũng mong mỏi: "Tôi sợ tình trạng phá hoại vườn cây sẽ tiếp diễn. Mong sao cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ vụ việc để người dân yên tâm sản xuất”.

Gốc sầu riêng 3 năm tuổi của gia đình bà Phúc bị kẻ xấu cạo vỏ. Ảnh: R'Ô HOK
Gốc sầu riêng 3 năm tuổi của gia đình bà Phúc bị kẻ xấu cạo vỏ. Ảnh: R'Ô HOK

Ông Ngô Khôn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND xã đã chỉ đạo lực lượng Công an xã xuống hiện trường kiểm tra, xác minh vụ việc. Đồng thời, tiến hành mời một số người liên quan để xác minh, làm rõ. Chúng tôi cũng đã báo cáo vụ việc lên Công an huyện.

Vết cắt gốc chanh dây do kẻ gian gây ra. Ảnh: R'Ô HOK

Vết cắt gốc chanh dây do kẻ gian gây ra. Ảnh: R'Ô HOK

Trao đổi với P.V, Thượng tá Rơ Mah Nam-Trưởng Công an huyện Ia Grai-thông tin: Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng Công an huyện đã vào cuộc điều tra, khám nghiệm hiện trường, tổ chức truy tìm đối tượng cố tình phá hoại tài sản người dân để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null