Nông dân Ia Le cải thiện thu nhập nhờ trồng dâu nuôi tằm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Ia Le (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) có nguồn thu nhập ổn định từ việc chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm.

Gia đình bà Nguyễn Thị Thu (thôn Phú Bình) bắt đầu trồng dâu nuôi tằm từ năm 2019. Với 1,5 ha dâu, mỗi năm, bà nuôi khoảng 22 lứa tằm, mỗi lứa thu khoảng hơn 100 kg kén. Với giá bán hiện tại 180 ngàn đồng/kg kén, bà thu về gần 400 triệu đồng và lãi gần 300 triệu đồng/năm. “Cây dâu sống được 30 năm nên chỉ tốn chi phí đầu tư cây giống ban đầu. Còn các lứa sau chỉ tốn một ít chi phí phân bón”-bà Thu cho hay.

Gia đình ông Trần Bá Chiến (cùng thôn) cũng có 1 ha dâu. Mỗi năm, gia đình ông nuôi 20 lứa tằm, mỗi lứa nuôi 2-3 hộp và thu được khoảng 2,5-3 tấn kén. Có năm, ông Chiến bán với giá 190 ngàn đồng/kg, thu về 475-570 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lãi khoảng 300 triệu đồng.

Theo ông Chiến, mô hình trồng dâu nuôi tằm có vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả mang lại cao. Ban đầu, người dân bỏ ra chi phí về cây-con giống khoảng 30 triệu đồng/ha; những lần sau thì chi phí thấp hơn.

“Để cây dâu phát triển tốt thì sau khi thu hoạch nên bón thêm phân hữu cơ để cây cho ra đợt lá mới. Bên cạnh đó, khu vực nuôi tằm phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, người nuôi cũng cần thường xuyên theo dõi để xử lý bệnh cho tằm kịp thời”-ông Chiến chia sẻ kinh nghiệm.

Gia đình ông Trần Bá Chiến (thôn Phú Bình) có thu nhập ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm. Ảnh: H.T

Gia đình ông Trần Bá Chiến (thôn Phú Bình) có thu nhập ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm. Ảnh: H.T

Còn ông Phạm Tư Nhì (thôn 6) thì cho biết: Cuối năm 2023, gia đình ông bắt đầu chuyển đổi 1 ha mì kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Sau 6 tháng, cây dâu bắt đầu cho thu hoạch. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên mỗi lứa, ông chỉ nuôi 1 hộp giống, mỗi tháng nuôi 2 lứa, thu được trên 80 kg kén. Với giá khoảng 180-190 ngàn đồng/kg, ông thu được 15-16 triệu đồng/tháng. Dự kiến, thời gian tới, khi vườn dâu phát triển tốt hơn, ông sẽ nuôi lên 2 hộp giống/lứa để tăng thu nhập cho gia đình.

Để giúp người dân triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm đạt hiệu quả, năm 2019, xã Ia Le đã thành lập Nông hội trồng dâu nuôi tằm do ông Trần Bá Chiến làm Chủ nhiệm. Theo ông Chiến, từ khi thành lập đến nay, các thành viên Nông hội thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm trồng dâu nuôi tằm để triển khai hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, Nông hội đã liên kết với Công ty TNHH Dâu tằm Minh Hóa để cung cấp cây-con giống và vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng theo hình thức trả chậm; đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật và thu mua sản phẩm cho người dân.

Đến nay, người dân trong xã đã mở rộng diện tích dâu lên gần 60 ha, trong đó có khoảng 35 ha đã cho thu hoạch. Đặc biệt, các hộ được Công ty TNHH Dâu tằm Minh Hóa thu mua với giá ổn định 180-210 ngàn đồng/kg tùy thời điểm, mỗi ha lãi 20-30 triệu đồng/tháng.

Nhiều hộ dân ở xã Ia Le đã cải thiện được thu nhập từ nghề trồng dâu nuôi tằm. Ảnh: H.T

Nhiều hộ dân ở xã Ia Le đã cải thiện được thu nhập từ nghề trồng dâu nuôi tằm. Ảnh: H.T

Trao đổi với P.V, ông Đỗ Văn Đặng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Le-cho hay: Mô hình trồng dâu nuôi tằm được triển khai trên địa bàn xã từ năm 2018. Đến nay, mô hình này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Thời gian tới, Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức tập huấn giúp bà con nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhờ triển khai giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, tài nguyên rừng trên địa bàn lâm phần do ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê được quản lý tốt hơn. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai công bố một số thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm

(GLO)- Ngày 20-9, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Quyết định số 488/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm; 6 thủ tục hành chính mới và 4 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân ở thôn 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên trở thành tỷ phú. Họ chính là những tấm gương sáng truyền động lực để nông dân trên địa bàn nỗ lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

(GLO)- Cùng với niềm vui được mùa, được giá, người trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh rất vui mừng trước thông tin Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu chanh dây sang thị trường Mỹ. Với việc thị trường mở rộng, người dân có niềm tin để tiếp tục gắn bó với loại cây này.
Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

(GLO)- Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.