Nông dân Ia Băng đổi mới tư duy sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ thay đổi cách thức sản xuất nên một số hộ dân ở xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) từng bước nâng cao thu nhập. Không những thế, họ còn đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP.
Thay đổi cách thức sản xuất
Cách đây 3 năm, 1 ha hồ tiêu của ông Nguyễn Văn Minh (thôn Phú Mỹ) bị bệnh và chết. Thay vì tiếp tục trồng lại, ông đầu tư trồng sầu riêng, ổi, bơ, xoài, mít. Riêng 800 m2 đất cạnh nhà ông trồng dâu tây. Lý do ông Minh chọn cây dâu tây là để “lấy ngắn nuôi dài”.  
Năm 2021, gia đình ông Nguyễn Văn Minh (thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng, huyện Chư Prông) đăng ký sản phẩm OCOP dâu tây hữu cơ. Ảnh: Anh Huy
Năm 2021, gia đình ông Nguyễn Văn Minh (thôn Phú Mỹ, xã Ia Băng, huyện Chư Prông) đăng ký sản phẩm OCOP dâu tây hữu cơ. Ảnh: Anh Huy

Ông Minh cho biết: “Sau khi tìm hiểu thêm thông tin, tôi đầu tư hệ thống khung, làm nhà lưới và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để luôn đủ độ ẩm cần thiết”. Nhờ đó, 8.000 chậu dâu tây của gia đình ông phát triển xanh tốt. Bà Vũ Thị Quy (vợ ông Minh) cho hay: Dâu tây được bán với 3 mức giá: loại 1 giá 250 ngàn đồng/kg; loại 2 giá 150 ngàn đồng/kg và loại 3 là 100 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi ngày, gia đình thu gần 3 triệu đồng.

Tương tự, ông Nguyễn Khắc Quyến (thôn Phú Tân) áp dụng phương thức canh tác hữu cơ cho 2,7 ha cà phê của gia đình. “Sản xuất cà phê hữu cơ nên năng suất vườn cây chỉ đạt 2,5-3 tấn nhân/ha. Tuy nhiên, giá bán lại cao gấp 2-3 lần. Mặt khác, việc áp dụng đúng quy trình sản xuất hữu cơ còn giúp cây khỏe và tăng tuổi thọ”-ông Quyến nói.
Nâng tầm sản phẩm
Năm 2020, sản phẩm cà phê Quyến Gia của ông Nguyễn Khắc Quyến đã được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Ông chia sẻ: “Tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, phơi sấy, chế biến. Những hạt cà phê dùng để rang xay đều được chọn lựa từ những trái chín trên cây, sau đó được rửa sạch và lựa lại 1 lần trước khi cho vào yếm khí. Những quả cà phê chín đều được phơi trên hệ thống màng lưới ngoài trời, có quản lý nhiệt độ nghiêm ngặt để giữ được hương thơm tự nhiên”.
Cũng theo ông Quyến, sản xuất theo quy trình khép kín giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định. Chỉ với 1 tấn cà phê nhân sau khi rang xay và bán ngay tại quán của gia đình, ông đã thu về gần 800 triệu đồng (chưa trừ chi phí).
Sản phẩm cà phê Quyến Gia của gia đình ông Nguyễn Khắc Quyến (thôn Phú Tân, xã Ia Băng, huyện Chư Prông) được sản xuất theo quy trình khép kín. Ảnh: Anh Huy
Sản phẩm cà phê Quyến Gia của gia đình ông Nguyễn Khắc Quyến (thôn Phú Tân, xã Ia Băng, huyện Chư Prông) được sản xuất theo quy trình khép kín. Ảnh: Anh Huy

Ngoài cung cấp quả dâu tây ra thị trường, ông Nguyễn Văn Minh còn bán viên nén xơ dừa và chậu cây C8. “Người dân trong xã nếu có nhu cầu mua cây giống thì giảm 50% giá so với thị trường. Vì tôi mong muốn bà con phát triển cây dâu để mang lại nguồn thu nhập ổn định”-ông Minh bày tỏ. Đặc biệt, thời gian gần đây, vườn dâu tây của ông đã trở thành điểm tham quan của nhiều du khách. Để nâng tầm sản phẩm, đầu năm 2021, ông Minh đã đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP cho thương hiệu dâu tây hữu cơ.

Ông Trần Quyết Thắng-Chủ tịch UBND xã Ia Băng-thông tin: “Những năm gần đây, xã khuyến khích và hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp, trong đó chú trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Riêng với mô hình dâu tây hữu cơ, xã đang hướng dẫn gia đình hoàn thiện các quy trình, thủ tục để đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2021”.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null