Nông dân Gia Lai xuống đồng với ước nguyện đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gác lại những hoạt động vui chơi ngày Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã lên rẫy, xuống đồng từ khá sớm, khởi đầu ước nguyện về một vụ mùa bội thu trong tân niên.

Đối với nhiều nông dân, việc xuống đồng ngày đầu năm mới cũng quan trọng như chọn ngày xuất hành. Không đòi hỏi phải “cày sâu cuốc bẫm”, họ chỉ đơn giản ra đồng thăm lúa, lấy nước vào ruộng, tỉa cành cà phê hay tưới nước cho cây trồng…để lấy ngày, cầu may.

Với nhiều nông dân, việc xuống đồng ngày đầu năm mới cũng quan trọng như chọn ngày xuất hành. Ảnh: Hồng Thi
Với nhiều nông dân, việc xuống đồng ngày đầu năm mới cũng quan trọng như chọn ngày xuất hành. Ảnh: Hồng Thi

Ở các địa phương phía Đông và Đông Nam tỉnh, bà con nông dân đã ra đồng từ ngày mùng 2, mùng 3 Tết để lấy nước nuôi dưỡng số diện tích lúa vừa gieo sạ, dặm lại đám ruộng chưa đều mạ hay tưới tiêu cho rau màu. Không tất bật như ngày thường, ngày đầu năm, mọi công việc đều diễn ra khá nhẹ nhàng; ai ai gặp mặt cũng cười đùa, vui tươi và trao nhau lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Nông dân các địa phương phía Đông tỉnh ra đồng dặm lúa trong ngày đầu năm để
Nông dân các địa phương phía Đông tỉnh ra đồng dặm lúa trong ngày đầu năm để "cầu may". Ảnh: Hồng Thi

Sáng sớm mùng 3 Tết, tiếng máy bơm nước đã nổ giòn vang tại khu sản xuất của phường An Tân (thị xã An Khê). Cạnh đó, ông Mai Hồng Phong (ngụ tổ 4, phường An Tân) đang cẩn thận mở khóa từng chiếc van xả nước tưới cho ruộng ớt. “Đón Tết nhưng việc đồng áng cũng không thể bỏ bê được nên tôi tranh thủ đi làm buổi sáng để lấy ngày rồi chiều lại tiếp tục thăm Xuân bà con. 3 sào ớt này gia đình tôi vừa trồng hôm 26 Tết, cây còn nhỏ nên cần tưới nước thường xuyên để sinh trưởng”-ông Phong chia sẻ.

Những năm trước đây, gia đình ông Phong thuê đất ở tận Ia Puch (huyện Chư Prông) để trồng dưa hấu. Sau nhiều lần thất bại vì giá dưa quá rẻ, giữa năm 2019, lão nông này quyết định trở về quê nhà tập trung sản xuất lúa và cải tạo chân đất ruộng để vun luống trồng ớt chỉ thiên. Do vậy, hơn ai hết, trong năm mới Canh Tý 2020, ông Phong luôn cầu mong thời tiết mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, giá cả thị trường ổn định để đời sống của gia đình không phải chật vật thêm nữa.

Ông Mai Hồng Phong (tổ 4, phường An Tân, thị xã An Khê) mở van tưới nước cho ruộng ớt mới trồng. Ảnh: Hồng Thi
Ông Mai Hồng Phong (tổ 4, phường An Tân, thị xã An Khê) mở van tưới nước cho ruộng ớt mới trồng. Ảnh: Hồng Thi

Tại huyện Chư Pưh, không khí ra quân lao động đầu năm cũng nhộn nhịp không kém. Dịp Tết cũng là thời điểm bước vào tưới nước đợt 2 cho cây cà phê nên nhiều nông dân vẫn tranh thủ bám vườn. Sau 3 ngày vui Xuân, sáng mùng 4 và mùng 5 Tết, gia đình anh Rmah Nhâm (Plei Chư Bố II, xã Ia Phang) và một số hộ dân khác trong làng đã cùng nhau lên rẫy để tưới cà phê. Anh Nhâm cho hay: “Nhà mình có gần 1 ha cà phê mới trồng được hơn 2 năm. Năm ngoái trời khô hạn, thiếu nước tưới nên cây còi cọc, mong rằng năm nay thời tiết sẽ diễn biến thuận lợi hơn để cà phê có thể phát triển, mới hy vọng đạt năng suất và sản lượng cao sau này”.

Anh Rmah Nhâm (Plei Chư Bố II, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) cầu mong thời tiết thuận hòa trong năm mới. Ảnh: Quang Tấn
Anh Rmah Nhâm (Plei Chư Bố II, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) cầu mong thời tiết thuận hòa trong năm mới để vườn cà phê của gia đình có thể phát triển tốt. Ảnh: Quang Tấn

Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Hậu (thôn Hăng Ring, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) cũng chọn ngày mùng 3 Tết để “khai đất” đầu năm. 300 gốc chanh dây của bà Hậu đang thời kỳ ra hoa và dự kiến sẽ có thu sau 3 tháng nữa. “Số chanh dây trên được gia đình tôi trồng trên diện tích tiêu bị chết và phải vay thêm tiền để mua giống trồng. Tôi mong muốn ra Tết giá chanh dây sẽ tăng trở lại để gia đình tôi có thêm chi phí trang trải cuộc sống cũng như trả nợ ngân hàng. Trong tân niên này, hy vọng chúng tôi có một năm mùa màng thắng lợi”-bà Hậu kỳ vọng.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết, theo kế hoạch, mùng 8 Tết (tức ngày 1-2), huyện sẽ tổ chức ra quân làm kênh mương thủy lợi và Lễ tịch điền tại 2 làng Achông và Vơng Chép (xã Ayun). Dự kiến buổi lễ sẽ có sự tham gia của Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang. Tại buổi lễ, huyện sẽ trích ngân sách hỗ trợ mỗi hộ tham gia mô hình sản xuất lúa nước 2 vụ tại làng Vơng Chép 50 kg phân NPK. Năm mới, ngành nông nghiệp huyện cũng mong muốn thời tiết diễn biến thuận lợi, giá cả các mặt hàng nông sản cao và ổn định hơn để nông dân có mùa màng bội thu, ổn định cuộc sống, từ đó có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển huyện nhà nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.

HỒNG THI - QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null