Nông dân Gia Lai phấn khởi xuống đồng đầu xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong không khí rộn ràng ngày mùng 4 Tết, nông dân Gia Lai nô nức, phấn khởi xuống đồng khai xuân với mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
?
Gia đình bà Lê Thị Thường (thôn Phú Tân, xã Ia Băng, huyện Chư Prông) thu hoạch hồ tiêu trong ngày mùng 4 Tết. Ảnh: Hoành Sơn

Từ sáng sớm mùng 4 Tết, 5 thành viên trong gia đình bà Lê Thị Thường (thôn Phú Tân, xã Ia Băng, huyện Chư Prông) phấn khởi vào rẫy thu hoạch hồ tiêu. Bà Thường hồ hởi nói: “Theo quan niệm của nông dân thì đầu năm phải chọn một ngày đẹp để ra đồng lấy may. Vì thế, sáng nay gia đình tôi cùng nhau ra rẫy thu hái hồ tiêu nhằm tạo một không khí vui vẻ, phấn chấn hơn cho những ngày đầu năm mới”. 

?
Nhờ được đầu tư hệ thống kênh mương dẫn nước, cánh đồng làng Chor (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã có thể canh tác lúa vụ Đông Xuân. Ảnh: Lê Nam 

Ở cánh đồng Ia Chor (làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai), hàng chục nông dân cần mẫn chăm sóc mấy sào lúa nước. Họ vừa làm việc vừa trò chuyện vui vẻ về hoạt động vui xuân, đón Tết Nhâm Dần 2022. Một góc cánh đồng rộn ràng tiếng cười nói. Vừa nhanh tay làm việc, chị Rơ Châm H’Ben vừa vui vẻ chia sẻ: "Hồi trước, đến vụ Đông Xuân, cánh đồng này thường xuyên thiếu nước nên chúng tôi không gieo sạ lúa được. Riêng từ năm 2018 đến nay, công trình kênh mương thủy lợi được Nhà nước hỗ trợ xây dựng đã đưa nước về, cây lúa không còn bị hạn nữa, chúng tôi làm được vụ Đông Xuân nên phấn khởi lắm. Nghỉ đón Tết Nguyên đán mấy ngày vậy là vui rồi, nay phải ra đồng làm thôi, chăm sóc cẩn thận thì lúa mới tốt tươi, cho năng suất cao hơn".

?
Chị Rơ Châm H'Boái (làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, Chư Păh) cùng chị em thân thích dặm lại ruộng lúa của gia đình sau dịp Tết. Ảnh: Lê Nam

Tại một cánh đồng ở xã Nghĩa Hòa (huyện Chư Păh), chị Rơ Châm H’Boái (làng Kênh) cũng đang cùng với mấy chị em thân thích dặm lại 2 sào lúa nước của gia đình. “Năm nay, chúng tôi cũng ăn Tết cổ truyền của dân tộc. Sau mấy hôm đi chúc Tết họ hàng, người quen thì cả nhà ra đồng. Do lúa đang còn nhỏ, mình phải nhổ để dặm nơi khác cho đều, thẳng hàng. Mấy chị em là người thân trong họ đổi công cho nhau để làm việc, vừa vui vừa nhanh gọn, hiệu quả”.

Hòa trong không khí rộn ràng của năm mới, nông dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) ra đồng khai xuân. Tại cánh đồng Đê Bar, anh Nông Hoàng Lộc (làng Đồng Tâm, xã Tơ Tung) tranh thủ lấy nước vào 1 sào lúa của gia đình. Trò chuyện với chúng tôi, anh Lộc chia sẻ: Ngày hôm nay hợp cho xuất hành, khai xuân, nên tôi ra đồng để thăm lúa và lấy nước vào ruộng. Tôi ra xông đất đồng ruộng ngày đầu năm với hy vọng mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt.
?
Ông Trần Trung Hiếu (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) xuống đồng phun thuốc trừ sâu bệnh cho ớt vào sáng mùng 4 Tết. Ảnh: Mộc Trà

Với lão nông Trần Trung Hiếu (trú ở thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) vui đón Tết cổ truyền nhưng vẫn canh cánh nỗi lo cho mấy sào ớt chỉ thiên nhiễm sâu bệnh. Do đó, sáng mùng 4 Tết, ông Hiếu vội ra vườn phun thuốc trừ bệnh cho cây trồng. “Cách đây 10 ngày, gia đình tôi vừa xuống giống 8 sào ớt chỉ thiên. Do tiết trời trở lạnh nên cây ớt xuất hiện bệnh bọ trĩ và rầy xanh. Cho nên sáng nay, tôi đã tranh thủ mua thuốc về bơm để phòng trừ sâu bệnh hại, giúp cây ớt duy trì sinh trưởng và phát triển. Vụ mùa vừa qua, ớt rớt giá, chỉ 6-7 ngàn đồng/kg. Sang năm mới, tôi hy vọng giá cả cây trồng sẽ tăng cao, đồng thời, mong Nhà nước có chính sách bình ổn giá phân bón và vật tư nông nghiệp để người nông dân như chúng tôi đỡ vất vả hơn”-ông Hiếu nói. 

Mang theo không khí rộn ràng của ngày đầu xuân, người người, nhà nhà cùng ra đồng đầu năm với hy vọng về một năm mới thời tiết hiền hòa, lao động, sản xuất thuận lợi, năng suất bội thu.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.