Nông dân Gia Lai liên kết phát triển cánh đồng mía lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc Jrai ở xã Chư Mố (huyện Ia Pa) đã mạnh dạn trồng mía theo mô hình cánh đồng lớn do Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) tổ chức. Đến nay, cánh đồng mía lớn đã thu hoạch cho năng suất cao, góp phần cải thiện đời sống người dân.

Hiệu quả thiết thực

Xác định cây mía là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện, niên vụ ép 2016-2017, UBND huyện Ia Pa chủ động phối hợp với TTCS Gia Lai tuyên truyền cho nông dân ưu tiên sử dụng giống mía mới, trồng theo hướng thâm canh, cơ giới hóa sản xuất, tưới nước tiết kiệm… đặc biệt là liên kết xây dựng cánh đồng mía lớn. Trong vụ ép vừa qua, cánh đồng mía lớn tại xã Chư Mố cho năng suất, sản lượng cao so với nhiều cánh đồng mía khác. Theo đó, năng suất bình quân của 4 nhóm mô hình đạt 89 tấn/ha, lợi nhuận bình quân đạt 34 triệu đồng/ha (đặc biệt, nhóm do ông Kpă Nguyên làm nhóm trưởng đạt 131 tấn/ha, lợi nhuận 54 triệu đồng/ha).

 

Ông Rơ Ô Kứ bên cánh đồng mía của nhóm. Ảnh: N.D
Ông Rơ Ô Kứ bên cánh đồng mía của nhóm. Ảnh: N.D

Ông Nay Muing (xã Chư Mố) phấn khởi nói: “Niên vụ vừa qua, gia đình tôi tham gia trồng mía theo chương trình cánh đồng mía lớn của TTCS Gia Lai. Với diện tích 6,5 ha, gia đình đã bán cho TTCS Gia Lai 600 tấn mía cây nguyên liệu. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, gia đình tôi lãi khoảng 200 triệu đồng”.

Tiếp tục nhân rộng cánh đồng mía lớn

Vùng Đông Nam tỉnh gồm các huyện: Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa và thị xã Ayun Pa có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho cây mía phát triển. Vì vậy, chủ trương đầu tư xây dựng mô hình cánh đồng mía lớn, cơ giới hóa đồng bộ giúp người trồng mía nâng cao thu nhập là giải pháp đúng đắn của TTCS Gia Lai trong những năm tới.

Ông Rơ Ô Kứ-nhóm trưởng nhóm trồng mía xã Chư Mố (huyện Ia Pa) cho biết: “Để chuẩn bị cho vụ ép sắp tới, nhóm chúng tôi gồm 11 hộ có đất liền kề nhau mạnh dạn liên kết lại để trồng mía theo mô hình cánh đồng mía lớn với diện tích 8,6 ha. Mô hình nhận được sự đầu tư 100% vốn và bảo hiểm mức lợi nhuận 8 triệu đồng/ha của TTCS Gia Lai. Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật của Công ty còn túc trực thường xuyên tại ruộng mía hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch, giúp bà con yên tâm chuyển từ trồng lúa 1 vụ sang trồng mía. Cùng với đó, Công ty còn tổ chức làm đất, cung cấp giống, phân bón… giúp bà con giảm được nhiều chi phí. Hiện tại, cây mía đang trong thời kỳ đẻ nhánh, phát triển tốt. Cả nhóm đang hy vọng vụ thu hoạch tới năng suất sẽ đạt cao”.

Tổng Giám đốc TTCS Gia Lai-ông Nguyễn Bá Chủ phấn khởi cho hay: “Thành công từ mô hình điểm tại xã Chư Mố đã mở ra những cơ hội mới cho người trồng mía trên địa bàn các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa. Hiện tại, TTCS Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tối đa cho người trồng mía để 2 bên cùng hưởng lợi. Trong đó, tập trung đầu tư nhân rộng mô hình cánh đồng mía lớn, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, bón phân đến thu hoạch để giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư. Trong đó, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây mía so với các loại cây trồng truyền thống của bà con hay trồng là giải pháp quan trọng nhất hiện nay. Có như vậy bà con nông dân mới gắn bó và đồng hành với TTCS Gia Lai trong chặng đường phía trước”.

Với những định hướng đúng đắn, đến nay, TTCS Gia Lai đã thực hiện được 23 mô hình liên kết trồng mía với diện tích trên 233 ha của 240 hộ gia đình. Đặc biệt, hiện nay, nhiều hộ dân ở khu vực Đông Nam tỉnh đã đăng ký tham gia cánh đồng mía lớn.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.