Nông dân Gia Lai gặp khó vì giá phân bón cao ngất ngưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày qua, các đại lý phân bón trên địa bàn tỉnh Gia Lai rục rịch tăng giá bán. Điều này khiến cho các nhà vườn phải đối diện với không ít khó khăn.

Giá phân bón tăng chóng mặt

Qua khảo sát, giá phân Urê ngày 5-5 tại Cảng Quy Nhơn ở ngưỡng 9,5 triệu đồng/tấn. Khi nhập về các đại lý ở các tỉnh Tây Nguyên có giá dao động trong khoảng 9,7- 9,8 triệu đồng/tấn. Các đại lý bán ra cho nông dân là 10 triệu đồng/tấn.

Như vậy, so với cùng kỳ năm 2020, giá phân Urê đã tăng khoảng 3 triệu đồng/tấn. Đây là mức tăng kỷ lục từ trước đến nay với thị trường phân bón. Cụ thể ở Gia Lai, giá phân Urê nhập vào đại lý là 9,7 triệu đồng/tấn, bán ra 10 triệu đồng.

 Nông dân gặp khó vì giá phân bón tăng. Ảnh: Đức Thụy
Nông dân gặp khó vì giá phân bón tăng. Ảnh: Đức Thụy


Chủ đại lý phân bón S.T. (xã Ia Glai, huyện Chư Sê) cho biết: Tuy phân bón tăng giá nhưng ngày 5-5 cơ sở vẫn bán ra với giá 9.400 đồng/kg. “Đây là hàng cũ, nhập từ trước với giá thấp nên bán như vậy mình vẫn có lãi, mà lại “gánh” được cho bà con ít nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau này nhập vào giá cao thì cũng phải bán ra giá cao thôi, kinh doanh mà”-chủ đại lý phân bón S.T. giải thích.

Còn ở đại lý phân bón K.Đ. (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) trong ngày 5-5, phân Urê Phú Mỹ bán ra giá 500 ngàn đồng/bao (loại bao 50 kg), nghĩa là 10 triệu đồng/tấn. Ông chủ đại lý này cho biết: “Hàng về đến đại lý đã có giá 9,8 triệu đồng/tấn, bán ra 10 triệu kiếm chút lãi thôi”.

Cũng theo một chủ đại lý phân bón ở huyện Chư Pưh, do mới bắt đầu mùa mưa nên người dân vẫn chưa mua phân nhiều. Trước đây, giá phân Urê chỉ 350.000 đồng/bao, nhưng nay lên 480 ngàn đồng/bao. Đại lý nhập vào giá cao thì phải bán ra hơn 20-30 ngàn đồng mới đủ chi phí.

“Khi nông dân ra đại lý hỏi mua phân bón, thấy giá cao họ đều lưỡng lự, chỉ mua với số lượng ít. Hầu hết các loại phân bón đều tăng giá. Việc này khiến cho đại lý khó bán còn người dân thì không có tiền đầu tư tái sản xuất”-chủ đại lý này nói.

Nông dân dè dặt

Gia Lai đang chuẩn bị bước vào mùa mưa, cũng là mùa bón phân cho cây trồng. Tuy nhiên, với giá phân bón như hiện tại, bà con hết sức lo lắng cho một vụ mùa bất ổn.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hợp (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) có 2,5 ha cà phê đang kỳ kinh doanh. Ông cho biết: Với định mức chỉ tính riêng cho phân Urê là 7 tạ/ha/năm, mỗi năm, nhà ông cần 1,7 tấn Urê bón cho 2,5 ha cà phê. Năm ngoái, ông chỉ bỏ ra hơn 11 triệu đồng mua phân Urê. Năm nay, cũng chừng ấy phân, sẽ mất khoảng 17 triệu đồng, tính theo giá hiện tại.

“Căng quá! Cà phê thì xuống giá mà các loại vật tư phục vụ sản xuất lại tăng giá. Giờ giá phân bón tăng cao như thế này, sợ đến vụ thu hoạch tới sẽ không còn lợi nhuận”-ông Hợp rầu rĩ chia sẻ.

Với giá phân bón như hiện tại, nông dân hết sức lo lắng cho một vụ mùa bất ổn. Ảnh: Nhật Hào
Với giá phân bón như hiện tại, nông dân lo sẽ không có lợi nhuận. Ảnh: Nhật Hào
Ông Nguyễn Văn Phú-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ia Grai: “Mỗi héc ta cà phê cần bón khoảng 6-7 tạ phân Urê/năm, chưa kể các loại phân bón khác. Với diện tích cà phê hiện có của Gia Lai thì lượng phân bón cần thiết rất nhiều. Phân bón cũng chiếm chi phí cao trong tổng chi phí cho vườn cây. Giờ giá phân bón lên cao thế này, cả nhà vườn lẫn doanh nghiệp đều phải đối diện với nhiều khó khăn”.

Trong khi đó, một người trồng cà phê ở xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) thì cho biết: “Phân bón năm nay tăng giá ngay trước thời điểm bón phân cho mùa mưa, trong khi giá nông sản thì cứ “sụt sùi” nên nhà nông lo lắm. Đợt vừa rồi, tôi lấy mấy bao về bón cho 1,5 ha cà phê. Tùy vào từng loại phân mà giá tăng từ 30 ngàn đến hơn 100 ngàn đồng/bao”.  

Chưa hết, theo nhiều người dân nơi đây thì do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, không có tiền nên phải mua nợ phân bón của đại lý. Sau khi thu hoạch cà phê, hồ tiêu thì mang đến đại lý bán để trả tiền. Lúc này, đại lý sẽ khấu trừ một phần lãi, theo đó, người nông dân sẽ phải mất thêm tiền trong khi giá nông sản không cao.

Bà Hà Thị Bảy (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cho biết: Gia đình có 1,2 ha cà phê, hồ tiêu. Năm trước, giá phân bón Đầu Trâu mùa mưa chỉ 450 ngàn đồng/bao nhưng năm nay giá lên 500 ngàn đồng/bao. “Khi chúng tôi ra mua thì đại lý bảo tăng giá. Hỏi sao tăng giá thì họ nói công ty báo giá vậy phải bán theo. Do cây trồng đến thời điểm bón phân để kích thích ra hoa, đậu quả nên chúng tôi phải nhắm mắt mà mua”-bà Bảy nói.

Còn ông Nguyễn Văn Thành-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) thì than thở: “Giá cà phê không lên mà phân bón lại tăng giá đến chóng mặt, nông dân chạy theo không kịp. Không biết Nhà nước có cách gì giúp dân không, nếu không thì người trồng cà phê chúng tôi chỉ còn biết khóc!”.
 

LAM GIANG
 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null