Nông dân Đak Đoa thu nhập ổn định nhờ giống chanh dây chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ chọn giống chanh dây có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt nên nhiều vườn cây của người dân huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đạt năng suất cao. Mặc dù giá chanh dây giảm mạnh so với cách đây vài tháng, nhưng nhờ sản lượng cao, nhiều nông dân vẫn có thu nhập ổn định.



Trước thực trạng giống chanh dây bán trôi nổi trên thị trường, nguồn gốc không đảm bảo, chất lượng kém gây không ít thiệt hại cho bà con nông dân, anh Trần Hữu Nam (thôn Tân Tiến, xã Trang, huyện Đak Đoa) rất thận trọng khi mua cây giống. Sau khi tìm hiểu kỹ, anh Nam chọn giống chanh dây Ho Tai do Công ty TNHH một thành viên Sêrêpôk Tây Nguyên (phường Trà Bá, TP. Pleiku) nhập khẩu và phân phối. Qua hơn 5 tháng trồng và chăm sóc, 1,1 ha chanh dây cho thu bói trên 3 tấn quả. Với giá bán 30.000 đồng/kg, anh thu được hơn 90 triệu đồng, gần đủ chi phí đầu tư vườn cây.

 Anh Trần Hữu Nam (xã Trang, huyện Đak Đoa) bên vườn chanh dây của gia đình. Ảnh: Minh Phương
Anh Trần Hữu Nam (xã Trang, huyện Đak Đoa) bên vườn chanh dây của gia đình. Ảnh: Minh Phương


Hiện vườn chanh dây đang vào vụ thu hoạch chính, từng chùm quả chi chít khắp giàn. Theo ước tính, hết lứa này, anh Nam sẽ thu hoạch gần 20 tấn quả. Chỉ cần bán với mức giá 12.000 đồng/kg, anh sẽ bỏ túi hơn 200 triệu đồng. Còn lại lứa thứ 2 dự tính thu khoảng 15 tấn quả. Nếu giá bán chanh múc (quả chanh đem bỏ vỏ, chỉ lấy phần ruột) ở mức 5.000 đồng/kg thì đến hết vụ anh sẽ lãi tổng cộng hơn 300 triệu đồng.

“Chọn được giống chanh dây tốt là yếu tố quyết định thành công cho cả vụ. Cây giống phải đạt tỷ lệ sống cao, hao hụt thấp (từ 5% đến 7%), năng suất vượt trội, chất lượng quả đạt yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Âu-Mỹ. Do vậy, sau khi thử nghiệm nhiều giống chanh dây khác nhau, đến nay, tôi sử dụng ổn định giống do Sêrêpôk Tây Nguyên cung cấp”-anh Nam cho hay.

Hơn 6 năm gắn bó với chanh dây, ông Đỗ Xuân Quý (thôn Tam Điệp, xã Hneng) hiểu rõ vai trò quan trọng của việc chọn nguồn cây giống chất lượng. Chính vì vậy, năm nay, ông cũng lựa chọn trồng giống chanh dây nhập khẩu từ Đài Loan do Sêrêpôk Tây Nguyên phân phối.

Ông Quý cho hay: Thời điểm chanh dây được giá, nhiều người đổ xô trồng dẫn đến nguồn cung cây giống khan hiếm. Không am hiểu chất lượng giống, nhiều người phó mặc may rủi với giống chanh dây không rõ nguồn gốc. Do đó, đến khi thu hoạch mới phát hiện năng suất, chất lượng kém, cây nhiều sâu bệnh, dẫn đến lỗ vốn.

Trong khi đó, 2 năm trở lại đây, gia đình ông Quý và những hộ chọn sử dụng loại giống đảm bảo chất lượng do Sêrêpôk Tây Nguyên cung cấp nên vườn cây phát triển tốt, đạt năng suất cao, quả bóng, màu đẹp, to đều, đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Do tái đầu tư, tận dụng trụ và dây từ vườn chanh năm trước nên mức đầu tư thấp, thay vì 120-130 triệu đồng/ha thì vụ năm nay ông Quý chỉ mất khoảng 85 triệu đồng, gồm công trồng, giống, phân bón…

Dù giá giảm so với đầu vụ, nhưng với 1,5 ha đang vào vụ thu hoạch chính, dự kiến sẽ được khoảng 60 tấn quả. Hiện với giá bán từ 30.000 đồng/kg đối với chanh đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu, 13.000 đồng/kg với chanh xô và 9.000 đồng/kg đối với chanh múc, sau khi trừ chi phí, ông Quý lãi từ 600 đến 700 triệu đồng.

 Nhờ chọn nguồn cây giống chất lượng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ nên giá bán chanh dây của gia đình ông Quý luôn cao ngất ngưởng, 70% sản lượng thu hoạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường Châu Âu
Nhờ chọn nguồn cây giống chất lượng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ nên giá bán chanh dây của gia đình ông Đỗ Xuân Quý (thôn Tam Điệp, xã Hneng) luôn cao ngất ngưởng, 70% sản lượng thu hoạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Ảnh: Minh Phương


Đặc biệt, nhiều năm nay, vườn chanh dây của ông Quý chăm sóc theo hướng hữu cơ nên hạn chế được sâu bệnh gây hại. Hơn 70% sản lượng quả đạt chất lượng xuất khẩu sang thị trường châu Âu với giá cao.

“Trồng theo phương pháp sinh học chẳng những tốt cho môi trường sinh thái, chi phí đầu tư giảm gần một nửa, mà còn giúp cây khỏe mạnh, kéo dài thời gian thu hoạch. Giả sử giá chanh dây có xuống thấp hơn nữa thì cũng không lo bị lỗ vốn. Theo tôi, thời điểm này trồng chanh dây vẫn tốt hơn so với nhiều loại cây khác, vì thời gian chăm sóc ngắn, nhanh thu hoạch, cho thu nhập ổn định”-ông Quý phân tích.

Ông Hà Văn Lộc-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Sêrêpôk Tây Nguyên-cho biết: Giống chanh dây Ho Tai Đài Loan do Công ty nhập khẩu có nguồn gốc thuần chủng, được chiết ghép theo kỹ thuật hiện đại nên cây giống luôn đạt chất lượng cao.

“Trong suốt quá trình sinh trưởng, giống chanh dây này ít bị sâu bệnh, không mất nhiều công sức chăm sóc mà năng suất vượt trội nên được đa số người trồng chanh dây hài lòng. Với mong muốn hỗ trợ bà con nông dân, Công ty luôn phấn đấu giao đến tay nông dân những giống cây trồng chất lượng, năng suất cao”-ông Lộc nói.

MINH PHƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.