Nỗi đau ở lại…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong ngôi nhà gạch xây ọp ẹp, ẩm thấp nằm bên quốc lộ 19 thuộc thôn Cây Điệp (xã Kdang, huyện Đak Đoa), khuôn mặt chị Nguyễn Thị Kim Dung (SN 1985) vẫn còn thất thần, cả người chị như rũ ra trong bộ đồ tang trắng, không còn sức sống khi chồng vừa qua đời, bỏ lại cho chị 2 đứa con thơ, trong đó một người con đầu bị bại não bẩm sinh cùng khối nợ nần chồng chất…
 

Chị Dung bên con trai bị bại não.
Chị Dung bên con trai bị bại não.

“Muốn sống để tiếp tục nuôi con” là lời nói muộn màng trong đau đớn của anh Chu Anh Dân (SN 1983) với các đồng nghiệp của mình khi anh đang cấp cứu rửa ruột do uống thuốc diệt cỏ vào chiều 17-3. Đó là lúc anh biết tin đứa con đầu bị bại não mà anh cho uống thuốc ngủ đã được cứu sống. Chị Lê Thị Hân (SN 1992, thôn Cây Điệp, xã Kdang) là bạn thân của chị Nguyễn Thị Kim Dung kể lại: “Trưa 16-3, tôi tình cờ gặp chị Dung đang đi bộ trên đường từ trường về, tôi bèn chở chị về nhà. Sau khi biết anh Dân đã đón cháu Chu Đăng Hoàng (4 tuổi, bị bại não-P.V) từ nhà ông bà nội về, chị Dung về nhà thì hốt hoảng khi thấy cảnh chồng đang đau đớn bởi uống thuốc diệt cỏ, còn cháu Hoàng thì mê man. Cháu Hoàng được cấp cứu kịp thời vì anh Dân cho cháu uống thuốc ngủ thảo dược. Riêng anh Dân được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu, rửa ruột, rồi chuyển viện nhưng không cứu được”.

Sau khi đứa con đầu lòng bị bệnh tim bẩm sinh, chết lưu trong bụng, vợ chồng chị Dung khấp khởi mừng thầm khi lần thứ hai mang thai cũng là con trai. Nhưng niềm vui “ngắn chẳng tày gang”, cháu Hoàng sinh ra bị nhiễm trùng máu, phải chuyển viện vào TP. Hồ Chí Minh chữa trị. Trở về, thấy con phát triển chậm, anh chị cho con đi khám thì nhận được kết quả con bị bại não bẩm sinh. Hành trình chiến đấu với bệnh tật cho con của vợ chồng chị Dung bắt đầu từ khi con vừa tròn mấy tháng tuổi cho đến giờ.

Suốt 4 năm, chị Dung không nhớ nổi mình đã cùng chồng đưa con đi chữa bệnh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều bệnh viện ở các tỉnh khác bao nhiêu lần. Để chữa bệnh bại não cho con, vợ chồng chị Dung chọn phương pháp cấy tế bào gốc. Theo phác đồ điều trị cần phải cấy 4 lần, mỗi lần rất tốn kém, 100-200 triệu đồng. Mọi chi tiêu, chi phí chữa bệnh cho con đều trông chờ vào đồng lương giáo viên của hai vợ chồng. Để đủ tiền chữa trị, anh chị đã phải vay mượn khắp nơi từ ngân hàng cho đến anh em, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm. Gần đây nhất, sau khi thấy một gia đình cũng có con bị bại não thực hiện cấy tế bào gốc lần thứ 5 có biến chuyển, vợ chồng chị Dung cũng quyết tâm đưa con chữa trị thêm một lần nữa. Mặc cho món nợ lớn vẫn còn, anh chị lại chạy vạy được 200 triệu đồng, đưa con đi tìm kiếm chút hy vọng. Sau các đợt điều trị cháu Hoàng cũng có chuyển biến tốt, cháu đã có nhận thức hơn dù chân tay vẫn bị co quắp, cổ vẫn chưa cứng cáp và lúc nào cũng phải có người ẵm bồng.

Đưa anh Dân đi cấp cứu, chị Dung đau đớn khi bệnh viện trả anh về vì thuốc diệt cỏ đã phá hủy hết cơ quan nội tạng. Nghe theo lời của mọi người ở quê rằng có người cứu được, gia đình chị Dung lại tất tả thuê xe đưa anh Dân ra tận Hải Dương với hy vọng “còn nước còn tát”. Thế nhưng, chỉ sau 3 giờ đồng hồ sau khi ra tới Hải Dương, anh Dân từ trần. Chuyến xe lại quay đầu đưa anh về nhà để mai táng. Chuyến xe ấy tốn 50 triệu đồng, cũng là số tiền mà anh em họ hàng, làng xóm gom góp cho chị Dung vay mượn.

Người đàn ông trụ cột của gia đình đã không còn, 2 đứa con nhỏ cùng món nợ khoảng 600 triệu đồng dồn hết lên vai người phụ nữ gầy guộc. Nước mắt đã không thể chảy trên khuôn mặt đã quá đau buồn của chị Dung. Giờ đây, chị phải gượng dậy, phải mạnh mẽ hơn để sẵn sàng cho hành trình một mình tiếp tục sống vì con.

 

Hiện tại gia đình chị Dung rất khó khăn, rất mong nhận được sự sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm, Mạnh Thường Quân để chị Dung và 2 con nhỏ vơi bớt phần nào nỗi đau, sự nhọc nhằn, tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Mọi đóng góp xin gửi về số tài khoản Ngân hàng Agribank Đak Đoa: 5012215035549. Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Kim Dung. Số điện thoại chị Dung: 0977052045. Hoặc gửi về Báo Gia Lai, số 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku.

 Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null