Niềm vui năm học mới của học sinh Kông Chro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau bao năm mong đợi, giờ đây, học sinh khối THCS của Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) đã có một ngôi trường mới khang trang và đầy đủ tiện nghi để học tập. Đó không chỉ là niềm vui của thầy trò mà còn là sự động viên tinh thần vô cùng lớn cho các bậc phụ huynh trong năm học mới.

Thầy Huỳnh Toàn-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn dắt tôi đến tham quan ngôi trường mới nằm cách cơ sở cũ khoảng 1 cây số. Không giấu được niềm vui, thầy khoe rằng, nếu tính đến thời điểm này, đây là ngôi trường to đẹp nhất ở huyện Kông Chro với đầy đủ các hạng mục cần thiết cho công tác giảng dạy và học tập.

Trường có 3 dãy nhà 2 tầng gồm: 8 phòng học chính, nhà hiệu bộ, các phòng học bộ môn (tin học, anh văn, thí nghiệm sinh-hóa), phòng thư viện và một khu nhà đa năng phía sau phục vụ cho các giờ học thể dục-thể thao, ngoại khóa… Sân trường được đổ bê tông toàn bộ trông rất sạch đẹp. Không những thế, trường có cả nhà để xe, khu vệ sinh riêng biệt cho giáo viên và học sinh.

Ngôi trường mới khang trang được đầu tư xây dựng với kinh phí gần 15 tỷ đồng. Ảnh: Mộc Trà
Ngôi trường mới khang trang được đầu tư xây dựng với kinh phí gần 15 tỷ đồng. Ảnh: Mộc Trà

Ngắm nhìn ngôi trường mới, thầy Toàn không quên kể cho tôi nghe những kỷ niệm đáng nhớ bên ngôi trường cũ của thầy trò Nhà trường trong ngần ấy thời gian. Năm 2007, thầy Toàn nhận nhiệm vụ quản lý tại Trường THCS Lê Quý Đôn. Tháng 8 cùng năm, trường này có quyết định đổi tên thành Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn cho đến bây giờ. Từ một ngôi trường vùng khó thiếu thốn, qua nhiều năm, được sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, cơ sở vật chất của trường dần dần được củng cố và bổ sung.

Cách đây 6 năm, Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn bắt đầu thực hiện Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) giai đoạn 2010-2015. Chương trình này do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thông qua việc hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang mô hình dạy và học cả ngày ở các trường tiểu học thuộc 36 tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Cũng từ đó, trường đã khó lại càng gặp khó khi phải tận dụng tất cả cơ sở vật chất hiện có để đảm bảo cho học sinh tiểu học đủ phòng học cho 2 buổi/ngày, kể cả ở các điểm làng. 

Năm học 2016-2017, Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn có tổng số 441 học sinh (Tiểu học có 273 em, THCS có 168 em), trong đó học sinh đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 60%. Năm học này, trường dự kiến tuyển sinh khoảng 82 em khối lớp 1 và 50 em khối lớp 6, nâng tổng số học sinh của cả trường lên 460 học sinh và phân bổ ở 20 lớp (7 lớp cấp THCS và 13 lớp cấp Tiểu học).

“Lúc ấy Nhà trường đã quyết định gom tất cả phòng làm việc của cán bộ quản lý, nhân viên lại chung 1 phòng, còn lại chuyển hết thành phòng học cho học sinh. Sau khi tận dụng, số phòng học của trường có được là 17 phòng, cơ bản đáp ứng đủ cho việc dạy và học. Sau khi dự án kết thúc, trường tiếp tục duy trì chế độ thời gian học như vậy nên thầy cô vẫn phải chịu khó sinh hoạt chung 1 phòng. Sắp đến khối THCS chuyển sang trường mới, cơ sở bên này mới có thể bố trí lại như trước”-thầy Toàn cho hay.

Gần 1 thập kỷ gắn bó với mái trường này, cô Lại Thị Thúy chia sẻ: “Ở trường tôi đảm nhận giảng dạy tiếng Anh cho học sinh cả 2 cấp nhưng chủ yếu vẫn là bậc THCS. Dù cả cô-trò đều hết sức cố gắng song phòng ốc, công cụ học tập thiếu thốn, cũ kỹ cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng dạy và học. Từ ngày gộp phòng, giáo viên chúng tôi hầu như đến giờ ra chơi đều phải ngồi ngoài hành lang hoặc tại lớp học vì phòng làm việc không có đủ chỗ nghỉ ngơi. Khu vệ sinh dùng chung cho cả giáo viên lẫn học sinh rất bất tiện. Trường cũng không có nhà để xe nên tất cả xe của giáo viên, học sinh đều đỗ hết ở sân trường. Thế nên khi biết tin sẽ xây trường mới, chúng tôi ai nấy đều rất mừng”.

Em Lê Thị Oanh bên lớp học đã xuống cấp ở trường cũ. Ảnh: Mộc Trà
Em Lê Thị Oanh bên lớp học đã xuống cấp ở trường cũ. Ảnh: Mộc Trà

Vui nhất có lẽ chính là các em học sinh nơi đây-những người sẽ được trực tiếp thụ hưởng lợi ích từ ngôi trường mới. Mấy hôm nay, em Lê Thị Oanh-lớp 6A, Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn cùng các bạn mình cứ hồi hộp đợi chờ đến ngày tựu trường để được đặt chân đến mái trường to đẹp. “Kể từ lúc trường xây gần xong, các bạn em lâu lâu lại rủ nhau chạy lên xem trường hoàn thiện đến đâu rồi về kể cho em nghe. Biết trường mới, lớp đẹp, em thích lắm vì lớp học này của em đã cũ quá rồi”-Oanh vừa chỉ tay vào phòng học của mình, vừa nói.

Đối với phụ huynh học sinh, ngôi trường mới được xây dựng đẹp đẽ, khang trang là nguồn động viên tinh thần vô cùng lớn. Bởi lẽ, họ tin tưởng rằng, khi con em mình được học tập trong một môi trường đầy đủ điều kiện thì chất lượng và kết quả học tập sẽ ngày càng được cải thiện. “Năm nay con tôi bước vào lớp 9. Dù cháu chỉ còn học ở đây một thời gian ngắn nữa thôi nhưng tôi vẫn cảm thấy rất phấn khởi vì con mình được học hành trong ngôi trường mới sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi. Vị trí trường mới cũng nằm cách đường giao thông nên các cháu đi học sẽ an toàn hơn”-ông Đỗ Bá Quát, một phụ huynh học sinh, bày tỏ.

Mộc Trà

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null