Những tấm lòng vàng thời kháng chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời chiến tranh, cuộc sống của cán bộ và người dân vùng căn cứ kháng chiến rất khó khăn. Có thời kỳ, bữa ăn độn bắp độn mì với rau rừng, măng le dài dài tháng này sang tháng khác… 
Rẫy rừng có thời điểm bị chất độc hóa học làm cho chết cây rụng lá, nhiễm độc không thể ăn nổi. Nhà cửa, vật dụng thì đơn sơ, tự xây cất, tự làm lấy từ gỗ rừng, tre rừng. Đời sống cán bộ thiếu thốn đủ thứ. Phần lớn các nhu yếu phẩm trong căn cứ, ngoài lương thực tự túc tại chỗ, đồng bào Tây Nguyên đóng góp, còn lại đều do cán bộ đi mua và cõng về từ đồng bằng, qua hàng trăm cây số đường rừng đèo dốc với cái giá sinh tử.
Năm 1971, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công ông Siu Tám làm Bí thư Khu 7 (huyện Kông Chro ngày nay). Ông Siu Tám hoàn toàn vui vẻ chấp hành. Tuy vậy, trong lòng ông có đôi chút e ngại. Ông chân thành thổ lộ nguyện vọng của bản thân với Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình (tên thường gọi là Đẳng): “Tôi được điều đi làm Bí thư huyện mới, ra mắt anh em mới mà tất cả quần áo thì đã quá cũ, chẳng còn bộ nào cho ra hồn. Xin cơ quan cấp cho một bộ quần áo mới để tiện gặp mặt bà con Khu 7”. Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình bảo ông Vũ Phương-Phó Trưởng ban Tài mậu xuất tiền ra mậu dịch mua vải đo may cho kịp ngày hôm sau ông Siu Tám đi nhận nhiệm vụ. Để có được bộ quần áo mới, mấy con người phải tất bật cả đêm, từ xuất tiền, mua vải, cắt may trong điều kiện kinh phí không sao cân đối nổi…
Để có bánh kẹo ăn Tết, cuối năm, Văn phòng phải cử người đi cõng hàng từ đồng bằng. Có một cái Tết, khi ăn thứ kẹo rất ngon, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình hỏi ông Nguyễn Văn Bá-nhân viên phụ trách hậu cần: “Bá ơi, kẹo này ngon quá, nhưng sao lại vẫn mua được thứ kẹo giống năm ngoái vậy”. Ông Bá trả lời: “Thưa chú, đúng là kẹo năm ngoái. Tết trước ăn không hết, cháu phải giữ để Tết này chú tiếp khách”. Chú Đẳng bảo: “Cậu đúng là thần giữ của”.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Thời điểm ấy, ông Lê Tiến Hồng làm Bí thư Khu ủy, đóng ở xã Gào-Bàu Cạn. Dưới sự chỉ đạo của ông Hồng, Khu ủy đã tích cực vận động người dân ở Pleiku và đồn điền Bàu Cạn đóng góp tiền bạc và vật dụng cho kháng chiến. Có đợt, ông Lê Tiến Hồng lặn lội về tỉnh, giao lại cho ông Bá nguyên cả túi vàng. Cầm túi vàng, ông Bá vừa vui mừng vì có thêm nguồn lực cho kháng chiến, vừa lo cách để cất giữ. Ông báo cáo với ông Nguyễn Sỹ Phùng-Phó Chánh Văn phòng phụ trách Hành chính-Quản trị về nỗi lo lắng của mình. Ông Phùng chỉ đạo gọi ông Võ Phương-Phó Trưởng ban Tài mậu dẫn theo một kế toán về Văn phòng để làm thủ tục nhận. Với số vàng khá lớn, lại không có dụng cụ cân đo, không cách gì vào sổ sách nên mấy anh em đều rất lúng túng. Cuối cùng, để có cơ sở bàn giao, ông Bá đã lấy ra 3 tờ giấy manh trải lên bàn rồi vẽ các ô trên giấy. Ba người cùng sắp từng miếng, từng khâu vàng theo thứ tự lần lượt vào từng ô. Trên các ô vuông ấy đánh dấu ghi chú từng miếng vàng. Khi xếp đủ các ô, số lượng vàng được gom lại cho vào túi bàn giao. Bên giao bên nhận cùng ký vào tờ giấy manh làm chứng!
Một thời giản đơn mà trong sáng thế. Người hiến vàng, người mang vàng, người giao vàng, người nhận vàng lòng cứ nhẹ tênh vì thương yêu, vì tin tưởng ở nhau, vì một lòng tin ở cách mạng! Đó là những tấm lòng vàng trong tháng năm kháng chiến khó khăn, khốc liệt.
NHÂN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.