Những tác dụng không phải ai cũng biết của tinh dầu hoa anh thảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dùng tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với chế độ ăn giàu canxi giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, làm tăng mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
(Nguồn: Getty images)

(Nguồn: Getty images)

Tinh dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo, được dùng nhiều trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Nó là thành phần phổ biến trong sản phẩm chữa các bệnh về chàm, mụn, thực phẩm bổ sung; cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh-mãn kinh hiệu quả.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến hết các công dụng của nó và cách dùng sao cho hiệu quả nhất. Vậy tinh dầu hoa anh thảo mang lại lợi ích gì và có tác dụng phụ hay không?

1. Những lợi ích của tinh dầu hoa anh thảo

Tinh dầu hoa anh thảo được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh, chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nhất là dầu thực vật omega 6 có rất nhiều công dụng, phổ biến nhất là các tác dụng dưới đây.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu, sử dụng liều lượng từ 10-30ml dầu hoa anh thảo trong 4 tháng cho thấy có thể giảm lượng cholesterol trong máu và chống viêm nhờ cơ chế gián tiếp tác động lên quá trình tổng hợp eicosanoid (prostaglandin, cytokine, chất trung gian cytokine gây viêm).

Giảm đau dây thần kinh

Hoạt chất axít gamma linolenic trong dầu hoa anh thảo có thể làm giảm các triệu chứng của đau dây thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên) như dễ nhạy cảm với cảm giác nóng và lạnh; tay chân dễ tê bì; giảm cảm giác ngứa ran; hạn chế tình trạng tay chân tê yếu.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)

Giảm đau xương khớp

Axít gamma linolenic có trong dầu hoa anh thảo có thể làm giảm các cơn đau do viêm khớp dạng thấp mà không gây ra tác dụng phụ nhờ đặc tính chống viêm mạnh.

Phòng ngừa loãng xương

Dùng tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với chế độ ăn giàu canxi giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, làm tăng mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Giảm triệu chứng đau của bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường lâu năm thường gặp phải tình trạng tê, ngứa ran, đau rát hay mất cảm giác ở chân. Uống tinh dầu hoa anh thảo làm giảm đi đáng kể những vấn đề này.

Hỗ trợ điều trị các vấn đề da

Các nghiên cứu cho thấy thành phần chính axít linoleic (GLA) có trong tinh dầu hoa anh thảo có khả năng làm giảm tình trạng viêm trên da gây ra bởi mụn trứng cá, bệnh chàm da. Nuôi dưỡng làn da từ da khỏe từ bên trong, ngăn ngừa các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng xấu đến da, tăng cường độ ẩm giữ da mềm mại, mịn màng hơn.

(Nguồn: Getty images)
(Nguồn: Getty images)

Giảm các cơn đau ngực trước chu kỳ kinh nguyệt

Trong thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ không tránh khỏi cảm giác đau, tức bầu ngực. Do đó, việc sử dụng dầu hoa anh thảo có tác dụng giảm viêm, giảm đau bầu ngực theo chu kỳ. Nếu dùng tinh dầu hoa anh thảo hoặc kết hợp với vitamin E hàng ngày trong vòng 6 tháng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng cả các cơn đau bầu ngực theo chu kỳ.

Giảm triệu chứng bốc hỏa

Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa - một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất trong giai đoạn tiền mãn kinh-mãn kinh.

Trong một thử nghiệm lâm sàng, các phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh mãn kinh được uống dầu hoa anh thảo trong sáu tuần so với giả dược. Kết quả cho thấy có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa cả về tần suất và thời gian gặp phải.

Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra, dầu hoa anh thảo ít có tác dụng cải thiện triệu chứng bốc hỏa. Do đó, khi sử dụng cần phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

(Nguồn: Getty images)

(Nguồn: Getty images)

Hỗ trợ khả năng sinh sản

Tinh dầu hoa anh thảo giúp tăng chất nhờn cho âm đạo và cải thiện chất lượng lớp lót chất nhầy ở cổ tử cung. Điều này sẽ giúp tinh trùng tồn tại lâu hơn khi vào âm đạo, từ đó làm tăng khả năng thụ thai.

Giảm rụng tóc và thúc đẩy mọc tóc

Dầu hoa anh thảo chứa Axit arachidonic giúp nuôi dưỡng tóc, làm tóc bóng mượt và khỏe mạnh. Đồng thời, làm giảm rụng tóc và thúc đẩy quá trình mọc tóc.

2. Tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Nếu dùng với liều lượng thích hợp trong thời gian ngắn, việc sử dụng tinh dầu hoa anh thảo tương đối an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây tác dụng phụ nhẹ như khó chịu ở bụng, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy.

Trong trường hợp nặng, có thể gặp phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng nên chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất.

Bạn không nên dùng hoa anh thảo trong trường hợp bị rối loạn chảy máu. Việc sử dụng hoa anh thảo qua đường uống có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu có dự định phẫu thuật nên dừng sử dụng dầu hoa anh thảo trước hai tuần.

3. Cách uống tinh dầu hoa anh thảo

Có nhiều cách sử dụng tinh dầu hoa anh thảo khác nhau nhưng phổ biến nhất là uống. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể dùng theo liều lượng dưới đây.

Đối với người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt: Nên uống khoảng 2 viên/ngày và tăng lên 3 viên/ngày trước khi tới ngày kinh nguyệt. Sau đó, duy trì 3 viên/ngày trong khoảng 3-4 ngày của chu kỳ kinh nguyệt và giảm liều lượng về 2 viên/ngày như bình thường. Sử dụng trong tối đa 10 tháng.

Dùng để dưỡng da và trị mụn trứng cá: Nên sử dụng trong khoảng 12 tuần thì ngưng. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 1-2 g/ngày.

(Nguồn: Getty images)

(Nguồn: Getty images)

Dùng để giảm triệu chứng bệnh chàm: Nên sử dụng tối đa 12 tuần thì ngưng. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 1-2g/ngày chia thành 2 lần uống.

Dùng để giảm tình trạng đau ngực: Nên sử dụng sản phẩm tối đa 6 tháng thì dừng. Liều lượng tham khảo là khoảng 1-3g/ngày hoặc 2,4ml mỗi ngày.

Dùng để giảm triệu chứng bốc hỏa trong mãn kinh: Chỉ nên sử dụng tối đa 6 tuần thì ngừng, Liều dùng tham khảo là khoảng 500mg chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

Dùng để giảm triệu chứng viêm khớp: Nên uống khoảng 560-6000mg/ngày và sử dụng trong khoảng từ 3-12 tháng.

4. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

Đối với tinh dầu hoa anh thảo, mặc dù có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng khi sử dụng cũng cần lưu ý một số điểm sau:

- Không nên dùng cho đối tượng đang dùng thuốc chống đông máu, điều trị bệnh huyết áp, người dễ bị động kinh.

- Cân nhắc sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

- Nên uống với liều thấp nhất có thể để hạn chế tối đa tác dụng phụ sau đó mới uống liều khuyến nghị.

- Trường hợp gặp những tác dụng phụ bất thường hoặc kéo dài nên ngừng uống và tới các cơ sở y tế để thăm khám.

- Bảo quản dầu hoa anh thảo ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, có thể để trong tủ lạnh bởi dầu anh thảo dễ bị ôxy hóa, giảm chất lượng.

- Chỉ nên uống dầu hoa anh thảo 3 tháng kể từ ngày mở nắp.

- Nếu sản phẩm có màu sẫm hơn, hoặc có mùi lạ nên loại bỏ, không nên tiếp tục sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.