Hỗ trợ thuốc điều trị cho bệnh nhân ung thư vú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỷ lệ người bệnh ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm đã tăng hơn 75%, tăng hơn 2 lần so với các năm trước (30%). Tuy nhiên, nhiều người bệnh ung thư chưa tiếp cận được liệu pháp điều trị tiên tiến.

Hơn 75% bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán sớm

Cuộc họp sơ kết 3 năm đề án "Tăng cường tiếp cận các liệu pháp điều trị tiên tiến trong điều trị ung thư vú nguy cơ cao giai đoạn 2020 - 2025" đã được Tổng Hội Y học Việt Nam tổ chức chiều nay 5.3, tại Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên đề án này triển khai trong nước, tại 5 bệnh viện lớn, gồm: Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy. Mục tiêu của đề án là giúp bệnh nhân ung thư vú có cơ hội được tiếp cận với các liệu pháp điều trị tiên tiến thông qua mô hình tiếp cận toàn diện; nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm cải thiện tỷ lệ tầm soát sớm cho người có nguy cơ cao mắc ung thư vú.

Tại đơn vị ung bướu đầu ngành, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán sớm đã lên đến hơn 75%

Tại đơn vị ung bướu đầu ngành, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán sớm đã lên đến hơn 75%

Theo PGS - TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, sau 3 năm triển khai, đề án đã đạt một số kết quả tích cực trong cải thiện công tác chẩn đoán, điều trị và quản lý ung thư vú tại Việt Nam.

Cụ thể, những năm trước đây, khi nhận thức của cộng đồng về bệnh ung thư vú còn hạn chế, chỉ 30% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Đến năm 2023, thống kê đánh giá của Bệnh viện K cho thấy, tỷ lệ người bệnh ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm đã tăng hơn 75%.

Đề án cũng tăng cường năng lực chẩn đoán và điều trị tại 5 bệnh viện; tối ưu hóa dữ liệu sẵn có của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Viện Ung thư quốc gia, qua đó xây dựng cơ sở dữ liệu chẩn đoán và điều trị ung thư vú; tăng tỷ lệ tiếp cận của bệnh nhân ung thư vú có HER 2 dương tính với các liệu pháp điều trị tiên tiến.

Đề án tạo cơ hội cho hàng trăm y bác sĩ đã được tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao chuyên môn cho điều trị đa mô thức đối với bệnh lý ung thư vú và tăng cường năng lực nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện.

Dự báo ung thư tại Việt Nam

Để tạo hiệu quả bền vững, đề án triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chẩn đoán và điều trị ung thư vú. Hai nghiên cứu "Bản đồ dịch tễ các bệnh ung thư và đánh giá chi phí của các giải pháp điều trị ung thư giai đoạn 2018 - 2020" và "Đặc điểm dịch tễ học và chi phí điều trị của bệnh ung thư vú tại Việt Nam" đã được hoàn thành.

Thuốc điều trị ung thư có chi phí lớn

Thuốc điều trị ung thư có chi phí lớn

Cạnh đó, đề án đã xây dựng các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí ghi nhận ung thư vú tại Việt Nam, được sử dụng để ghi nhận trực tiếp trên hệ thống thông tin của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, góp phần quan trọng vào công tác quản lý và dự báo ung thư tại Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ của đề án, chương trình hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú sử dụng thuốc miễn phí được Bộ Y tế phê duyệt thực hiện tại 18 bệnh viện, nhờ đó, 431 bệnh nhân được hỗ trợ thuốc miễn phí với tổng số tiền hỗ trợ hơn 67 tỉ đồng, do công ty Roche Pharma Việt Nam thực hiện.

Tại cuộc họp, Phó giám đốc Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" Nguyễn Bá Tĩnh cho biết, quỹ và Tổng hội Y học Việt Nam đã đề xuất Bộ Y tế nghiên cứu phương án chi trả bảo hiểm y tế cho sàng lọc ung thư vú đối với những người có nguy cơ cao, cũng như chi trả bảo hiểm y tế cho một số thuốc điều trị ung thư vú, nhằm giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh.

Độ tuổi phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, vẫn còn một số phụ nữ không đi khám sàng lọc định kỳ để được phát hiện sớm nên nhiều chị em tới bệnh viện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

Thêm nữa, ngày càng nhiều liệu pháp điều trị ung thư tiên tiến được phát minh nhưng nhiều người bệnh chưa tiếp cận được do nhiều yếu tố như thuốc chưa có tại Việt Nam hoặc chưa được chi trả bảo hiểm.

Bộ Y tế rất ủng hộ các đề án hướng tới giải quyết các vấn đề chuyên biệt và toàn diện cho bệnh lý ung thư như đề án do Tổng hội Y học Việt Nam và các bên liên quan xây dựng và thực hiện "Tăng cường tiếp cận các liệu pháp điều trị tiên tiến cho người bệnh ung thư vú nguy cơ cao giai đoạn 2020 - 2025", đồng thời cam kết tiếp tục cùng Tổng hội Y Học Việt Nam quản lý việc thực hiện đề án này.

(Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.