Vì sao đa số người mắc ung thư đại trực tràng phát hiện trễ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng hầu như không có dấu hiệu. Khi có triệu chứng đi ngoài ra máu, đau bụng... thì đa phần đã ở giai đoạn muộn, có di căn
PGS-TS Nguyễn Công Long cảnh báo tình trạng ung thư đại trực tràng ở giai đoạn muộn

PGS-TS Nguyễn Công Long cảnh báo tình trạng ung thư đại trực tràng ở giai đoạn muộn

Ngày 2-3, chia sẻ bên lề hội thảo kỹ thuật nâng cao trong nội soi cắt tách dưới niêm mạc (ESD) điều trị ung thư sớm đại trực tràng, PGS-TS Nguyễn Công Long, Giám đốc Trung tâm tiêu hóa - gan - mật, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp tại châu Á và đứng thứ 4 tại Việt Nam.

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

90% ung thư đại trực tràng có thể chữa khỏi

Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn 90% nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Theo PGS Long, ở nước ta, đa số người bệnh đều ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp khó khăn, tỉ lệ sống sau 5 năm không cao. Nhiều người lo lắng khi nội soi đại trực tràng nhưng với phương pháp nội soi hiện đại, nội soi tiền mê nên quá trình thực hiện rất nhanh chóng. "Đặc biệt, các tổn thương tiền ung thư hay quen gọi là các polyp đại trực tràng khi phát hiện sớm hoàn toàn có thể cắt bỏ, nhờ đó chữa khỏi cho người bệnh"- PGS Long nhấn mạnh.

Tại hội thảo, PGS Long cho biết kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc (ESD) điều trị ung thư sớm đại trực tràng đã thực hiện ở nước ta 5 năm nhưng trong quá trình thực hành lâm sàng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tổn thương ở vị trí khó, tỉ lệ biến chứng vẫn còn cao.

Nội soi đường tiêu hoá tại Bệnh viện Bạch Mai

Nội soi đường tiêu hoá tại Bệnh viện Bạch Mai

ESD được chỉ định trong các trường hợp chủ yếu là ung thư dạ dày, đại trực tràng sớm, những tổn thương tiền ung thư như loạn sản, dị sản...

Do đó, các chuyên gia đến từ Nhật Bản và chuyên ngành tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ kinh nghiệm để các bác sĩ ở nhiều cơ sở y tế có thêm kinh nghiệm trong điều trị ung thư đại trực tràng, đặc biệt là ứng dụng kỹ thuật ESD để cắt các tổn thương tiền ung thư tiêu hóa.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hoá

Ung thư đại trực tràng thường bắt đầu lành tính (gọi là polyp). Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.

Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển.

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến

Theo PGS Long, ung thư đại trực tràng thường gặp ở người lớn tuổi, Tuy nhiên gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa. Ở giai đoạn sớm, bệnh hầu như không có triệu chứng. Nội soi đại trực tràng định kỳ là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư

Những đối tượng cần tầm soát ung thư đại trực tràng là người trên 50 tuổi, một số nước khuyến cáo trên 45 vì nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng theo tuổi. Nếu không phát hiện bất thường có thể khám lại sau 5 năm.

Người có tiền sử gia đình có bố mẹ mắc ung thư đại trực tràng thậm chí nên đi tầm soát sớm hơn. Những trường hợp trước đó đi nội soi phát hiện polyp, đã cắt thì tùy theo phân loại cần tầm soát định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ, có thể sau 2-3 năm.

Nếu gặp phải những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa kéo dài; chán ăn, khó tiêu, đầy bụng trên vùng rốn, ăn không ngon khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân; đi ngoài nhiều lần; xuất hiện máu trong phân... cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám sớm.

Giới chuyên môn lưu ý, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Hoạt động thể lực, vận động, luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Có thể bạn quan tâm

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).
Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

(GLO)- Cùng với đầu tư về cơ sở vật chất và trang-thiết bị y tế, Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) còn tạo điều kiện cho y-bác sĩ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử

Theo Bộ Y tế, nếu không được ngăn chặn kịp thời, do khả năng gây nghiện cao và lan nhanh trong cộng đồng, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine và các chất gây nghiện khác.