Những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ở Lữ đoàn Pháo binh 40

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Lữ đoàn Pháo binh 40 (Quân đoàn 3) có nhiệm vụ quản lý và sử dụng các loại xe, pháo khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh dùng cho huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Chính vì thế, ngoài việc nắm chắc các thông số kỹ thuật thì việc nghiên cứu sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để sử dụng hiệu quả vũ khí, trang bị có trong biên chế luôn được đơn vị chú trọng.

 Cán bộ kỹ thuật của đơn vị kiểm tra sáng kiến áp dụng vào thực tế. Ảnh: V.H
Cán bộ kỹ thuật của đơn vị kiểm tra sáng kiến áp dụng vào thực tế. Ảnh: V.H

Năm 2016, Lữ đoàn Pháo binh 40 có hơn 20 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong đó, nhiều sáng kiến được giải cao tại các hội thi do Bộ Quốc phòng, Quân đoàn 3 tổ chức và được áp dụng vào thực tiễn huấn luyện của đơn vị cũng như ở các đơn vị khác thuộc Binh chủng Pháo binh. Việc áp dụng các sáng kiến đã giúp các đơn vị sử dụng hiệu quả các vũ khí trang bị và tiết kiệm thời gian, công sức của bộ đội.

Mới đây nhất, sáng kiến cải tiến kỹ thuật: “Phần mềm chương trình huấn luyện kỹ thuật chuyên ngành, chỉ huy bắn các loại pháo, cối trên máy tính Casio fx -5800P” của Trung tá Nguyễn Văn Bắc-Trưởng ban Tác huấn Lữ đoàn Pháo binh 40 đã đạt giải nhì tại Hội thi sáng kiến cải tiến mô hình trang-thiết bị huấn luyện toàn quân do Bộ Quốc phòng tổ chức. Sáng kiến này đã được áp dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn Pháo binh 40 cũng như các đơn vị trong Binh chủng Pháo binh. Trước đây, khi huấn luyện, bắn đạn thật pháo, súng cối các loại, người thực hiện dùng máy tính Casio fx-5800P tính toán, sau đó đối chiếu với số liệu bảng bắn. Việc này vừa mất rất nhiều thời gian mà kết quả nhiều lúc vẫn sai sót. Xuất phát từ những hạn chế đó, Trung tá Nguyễn Văn Bắc đã viết ra phần mềm tích hợp vào máy tính Casio fx-5800P để người thực hiện dùng máy tính tính toán các số liệu, không cần đối chiếu với bảng bắn. Trung tá Bắc chia sẻ: Áp dụng sáng kiến này trong thực tế huấn luyện và chiến đấu vừa đảm bảo bí mật vừa nâng cao hiệu quả sử dụng các loại pháo, súng cối, đảm bảo độ chính xác cao, thời gian rút xuống còn một nửa so với phương pháp cũ.

 

Trung tá Vũ Văn Liễu-Chủ nhiệm Kỹ thuật Lữ đoàn Pháo binh 40: Nhiều sáng kiến của đơn vị trong thời gian qua đã được áp dụng vào thực tế huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, góp phần sử dụng hiệu quả các trang bị có trong biên chế, qua đó tiết kiệm được thời gian và công sức của bộ đội. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục động viên cán bộ, nhân viên kỹ thuật của đơn vị tiếp tục nghiên cứu để có nhiều sáng kiến hay hơn nữa áp dụng vào thực tế của đơn vị.

Có thể nói, đối với cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn Pháo binh 40, mỗi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mới ra đời đều thể hiện thái độ, trách nhiệm, sự nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Nhiều cán bộ ở Lữ đoàn mỗi năm có 2-3 sáng kiến được áp dụng vào thực tế huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, đem lại hiệu quả cao.

Đối với các đơn vị pháo binh, trong huấn luyện thường xuyên và bắn đạn thật, sau khi vào chiếm lĩnh trận địa, bộ đội phải dùng bó thiết bị và cọc đóng xuống đất sâu 1,2 mét cố định càng pháo để khi bắn pháo không bị giật về phía sau. Vì thế, sau khi huấn luyện, bộ đội mất nhiều thời gian và công sức để nhổ cọc. Sau nhiều ngày trăn trở và được sự giúp sức, động viên của cán bộ, chỉ huy đơn vị, Đại úy Hoàng Đình Hình-cán bộ Phòng Kỹ thuật Lữ đoàn Pháo binh 40 đã chế tạo thành công “Giá nhổ cọc thiết bị pháo mặt đất”. Giá nhổ cọc được thiết kế bao gồm: đế giá, đòn bẩy, gối kê, má kẹp, khung định hướng góc nghiêng và khung trượt má kẹp. Khi thực hiện nhổ cọc, chỉ cần một người lắp đòn bẩy, đưa giá kẹp đến cọc cần nhổ. Sau đó, chỉ cần thực hiện một lực nhẹ nhàng, dưới tác dụng của đòn bẩy, tất cả các cọc đều được nhổ lên. Trước đây, nhiều người phải đào hố để nhổ cọc nhưng khi áp dụng sáng kiến này chỉ một người có thể nhổ cọc cho một khẩu đội, giúp tiết kiệm thời gian. Mỗi giá nhổ cọc như vậy chi phí chỉ 200.000 đồng. Với tính năng và hiệu quả của sáng kiến này, Bộ Quốc phòng cũng đã công nhận sáng kiến đạt giải B tại Hội thi sáng kiến cải tiến mô hình, trang-thiết bị huấn luyện toàn quân vừa tổ chức.

Bên cạnh những sáng kiến kỹ thuật được đạt giải cao tại các cuộc thi, nhiều sáng kiến được áp dụng vào thực tế đơn vị đã góp phần khắc phục, sửa chữa những hỏng hóc của vũ khí, trang bị. Đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Lữ đoàn Pháo binh 40 luôn thể hiện tính tích cực, chủ động và có nhiều ý tưởng sáng tạo, những giải pháp hữu hiệu để sửa chữa cũng như quyết định thay thế vật tư, linh kiện, nhất là các linh kiện, vật tư quý hiếm, vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo đảm kịp thời vũ khí trang bị cho đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

 Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.