Những "ông chủ" trưởng thành từ cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp do Tỉnh Đoàn và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Gia Lai phối hợp tổ chức đã thu hút nhiều bạn trẻ đam mê khởi nghiệp. Một số bạn trẻ đạt giải cao tại cuộc thi đã dần khẳng định tài năng, gây dựng thương hiệu nổi tiếng tại thị trường trong và ngoài tỉnh.

Đạt giải nhất tại Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp lần thứ I-2017, cái tên Nguyễn Văn Hòa gắn liền với thương hiệu “Trùn quế Gia Lai” không còn xa lạ với mọi người. Anh Hòa chia sẻ: “Giải nhất cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp là bước đệm quan trọng giúp mình quảng bá, giới thiệu sản phẩm trùn quế nhiều hơn với đối tác, khách hàng, tự tin hơn với con đường đã chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp, một thế mạnh của tỉnh”.

 Anh Nguyễn Văn Hòa tham gia trưng bày sản phẩm từ trùn quế tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ I năm 2020. Ảnh: Ksor H'Yuên
Anh Nguyễn Văn Hòa tham gia trưng bày sản phẩm từ trùn quế tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ I năm 2020. Ảnh: Ksor H'Yuên


Anh Hòa đang duy trì 38 cụm trại nuôi trùn quế, phân bố gần các trang trại gia súc, thuận tiện trong khâu vận chuyển cũng như xử lý phân, cung cấp nguồn thức ăn thường xuyên cho các trang trại nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh: Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa… Các sản phẩm phân bón hữu cơ do anh Hòa sản xuất cung ứng cho các trang trại chuyên sản xuất rau, trái cây quy mô lớn trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Đak Lak, Kon Tum, Lâm Đồng… Ngoài phát triển các sản phẩm phân bón, duy trì cung cấp thức ăn cho đơn vị nuôi trồng thủy sản, hiện tại, anh Hòa còn sở hữu hơn 15 ha cây ăn quả trồng theo mô hình khép kín, áp dụng quy trình hữu cơ rất an toàn cho sức khỏe. Trái cây được chào bán ổn định cho các đại lý tại TP. Hồ Chí Minh hoặc các khách hàng đặt theo tour du lịch. Bên cạnh đó, anh Hòa còn phối hợp với chủ trang trại tại địa phương nuôi cá chình, heo, gà sạch theo quy trình hữu cơ, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch của khách hàng hiện nay. Cùng với việc mở rộng, phát triển thương hiệu, anh Hòa luôn quan tâm tạo việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên người Bahnar tại địa phương. Dự án của anh Hòa tạo việc làm ổn định cho 20 người, trong đó có 8 người chuyên phụ trách giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho các đối tác, 12 người trực tiếp làm việc tại các cụm trại trùn quế với mức thu nhập 4-6 triệu đồng/tháng.

“Cùng đam mê, cùng phát triển” đó là mục tiêu mà Phạm Thăng Bằng hướng tới sau khi đạt giải nhất Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp lần thứ II-2018 với dự án “Trồng hoa lan kết hợp du lịch trải nghiệm”. Ngoài sở hữu vườn hoa lan 2 ha tại TP. Pleiku và huyện Phú Thiện, anh còn hợp tác, hỗ trợ cho hơn 10 bạn trẻ cùng đam mê hoa lan với tư cách nhà cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng hoa lan trên cơ sở cùng hưởng lợi theo giá trị sản phẩm bán ra. Anh Bằng còn là xã viên Hợp tác xã Green TK trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ. Đây là hợp tác xã có hệ thống nhà vườn công nghệ cao, áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp.

Anh Bằng chia sẻ: Dù đạt giải cao nhất trong cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp nhưng bản thân anh vẫn không ngừng học tập, trau dồi thêm kinh nghiệm từ những đối tác cùng lĩnh vực. Cùng với đó, anh tăng cường giao lưu, mở rộng các mối quan hệ nhằm giúp bản thân hoàn thiện, vững vàng hơn trên con đường khởi nghiệp. Còn anh Nguyễn Văn Hòa cho rằng: “Mỗi bạn trẻ phải xác định rõ con đường đi ngay từ đầu. Việc hoạch định rõ ý tưởng khởi nghiệp sẽ giúp các bạn tự tin và thành công trên con đường khởi nghiệp. Khởi nghiệp tốt không thể chỉ dừng lại ở sở hữu vốn khủng trong tay”.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Hà Thị Giang Thảo-Bí thư Tỉnh Đoàn-khẳng định: “Trong những năm tiếp theo, Tỉnh Đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh và các doanh nghiệp duy trì tổ chức cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp nhằm khơi dậy tinh thần lập thân, lập nghiệp trong thanh niên”.

KSOR H'YUÊN

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null