Những nông dân “2 giỏi” ở Ia Blang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại xã Ia Blang (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), ông Tào Văn Lang và Nguyễn Văn Thái không chỉ nổi tiếng là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi mà còn là tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội. Họ thực sự là những nông dân “2 giỏi” tại địa phương.

Vượt khó vươn lên làm giàu

Năm 1992, gia đình ông Tào Văn Lang từ tỉnh Bình Định đến Ia Blang lập nghiệp. Với số vốn ít ỏi, ông chỉ mua được 7 sào đất tại làng Tok Roh để phát triển kinh tế gia đình. Trong 2 năm đầu, ông trồng các loại cây ngắn ngày và làm thuê để có thêm thu nhập. Đến năm 1994, khi đã tích góp được một số vốn, ông bắt đầu trồng cà phê. Sau khi cây cà phê cho thu hoạch, vợ chồng ông lại tích góp để mua thêm đất mở rộng sản xuất. Nhờ đó, đến năm 2007, gia đình có 3,5 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu.

Cũng trong năm này, gia đình ông thuê thêm 8 ha đất trồng cao su để tăng thu nhập. Ông cho biết: “Vài năm gần đây, khi các khoản vay đầu tư đã trả hết, gia đình tôi bắt đầu có lãi hơn 1,3 tỷ đồng/năm”.

Nắm bắt nhu cầu thị trường, từ năm 2000, ông Lang đã mở 1 đại lý kinh doanh phân bón ngay tại xã. Từ đó đến nay, việc kinh doanh phân bón thuận lợi, ông mở thêm 2 đại lý để phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân trong xã. Từ các đại lý phân bón này, ông lãi 400-500 triệu đồng/năm. Hiện nay, ông đang tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động địa phương với mức lương bình quân trên 6,5 triệu đồng/người/tháng.

ngoai-trong-trot-ong-lang-cung-kinh-doanh-them-phan-bon-de-tang-thu-nhap.jpg
Ngoài trồng trọt, ông Tào Văn Lang còn mở đại lý kinh doanh phân bón để tăng thu nhập. Ảnh: N.H

Tương tự, ông Nguyễn Văn Thái (thôn 6) cũng vươn lên làm giàu từ 9 ha cà phê và sầu riêng. Ông cho biết: Năm 1987, sau khi lập gia đình, vợ chồng ông được bố mẹ cho 1 ha đất trống để trồng cà phê. Nhờ chăm chỉ học hỏi kỹ thuật trồng trọt nên vườn cây của gia đình ông sinh trưởng, phát triển tốt.

Với phương châm ưu tiên đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đến nay, gia đình ông đã có 3 ha cà phê xen hồ tiêu và 3 ha sầu riêng. Gia đình ông cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho 5 nhân công với mức lương từ 7 triệu đồng/người/tháng. Riêng 2 năm nay, nhờ cà phê và sầu riêng được giá, mọi khoản đầu tư ban đầu đã trả hết nên gia đình ông lãi gần 1,5 tỷ đồng/năm.

Tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Bên cạnh nỗ lực trong phát triển kinh tế, ông Lang và ông Thái còn tích cực hỗ trợ người nghèo, đối tượng yếu thế. Với 3 đại lý phân bón, hàng năm, ông Lang tạo điều kiện cho nhiều hộ dân trên địa bàn mua phân bón trả chậm không tính lãi với tổng trị giá hơn 250 triệu đồng. Từ năm 2018 đến nay, ông dành ra 20-50 triệu đồng/năm để mua quà tặng cho người nghèo và các em học sinh dịp đầu năm học mới. Ngoài ra, hàng năm, ông Lang cũng hỗ trợ chính quyền, đoàn thể địa phương hơn 10 triệu đồng để tổ chức các phong trào, hoạt động.

Đưa chúng tôi ra thăm giọt nước của làng, ông Rah Lan Lum-Phó Trưởng thôn Tok Roh-cho biết: Ngoài tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương, ông Tào Văn Lang còn hỗ trợ 65 triệu đồng giúp làng xây dựng được 2 giọt nước.

cong-trinh-giot-nuoc-cua-lang-tok-roh-duoc-ong-lang-ho-tro-kinh-phi-xay-dung.jpg
Công trình giọt nước của làng Tok Roh được ông Lang hỗ trợ kinh phí xây dựng. Ảnh: N.H

Ông Đặng Ngọc Nam-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Blang: Những năm qua, người dân trong xã không chỉ tích cực trong phát triển kinh tế mà còn chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội, trong đó, nổi bật có hộ ông Tào Văn Lang và Nguyễn Văn Thái.

Với những đóng góp của bản thân, ông Lang đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động từ năm 2010 đến 2015.

Ông Lang chia sẻ: “Tôi muốn đóng góp một phần kinh phí để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống”.

Cũng với quan điểm trên, ông Thái đã giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn tại địa phương vay vốn không tính lãi để mua phân bón đầu tư sản xuất. Từ năm 2022 đến nay, gia đình ông đều tặng 120 suất quà (250-300 ngàn đồng/suất) cho người nghèo, hộ khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra, gia đình ông cũng thường xuyên hỗ trợ các phong trào, hoạt động văn hóa, thể thao của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.