Những động tác mới trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một ngày, bác sĩ Foster, bác sĩ tai mũi họng tại Đại học Colorado (Mỹ), chuyên về chứng chóng mặt, lại bị một cơn chóng mặt dữ dội hành hạ.
 ShutterStock
ShutterStock
Rối loạn tiền đình là gì?
Cô biết đó là cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình hay chóng mặt lành tính do tư thế.
Đây là vấn đề xảy ra ở tai, khi các tinh thể canxi bị bong ra khỏi một cơ quan trong tai, gọi là túi nhỏ, và chui vào một trong các ống tai hình bán nguyệt. Chúng gửi tín hiệu lẫn lộn đến não về vị trí của cơ thể. Từ đó gây chóng mặt ở bất cứ nơi nào vào bất cứ lúc nào, từ vài phút đến nhiều năm, theo Health Problems News.
Cô đã thử thực hiện thao tác Tái định vị Epley - do tiến sĩ John Epley, một bác sĩ tai mũi họng ở Portland, Oregon (Mỹ), phát minh vào năm 1980.
Nhưng không có hiệu quả: Thay vào đó, các tinh thể lại chui vào đầu kia của một trong các ống tai của cô, làm cho cơn chóng mặt của cô càng trầm trọng hơn.
Vì cô thuộc lòng cấu tạo bên trong tai như lòng bàn tay nên cô đã nghĩ ra cách để đưa các tinh thể canxi về vị trí cũ.
Tiến sĩ Carol Foster đã tiến hành nhiều thử nghiệm và thấy rằng, một chuyển động "xoắn, xoay" có thể đưa các tinh thể này về vị trí cũ.
Những thao tác này dùng để điều trị nguyên nhân phổ biến của chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình ở tai sau hoặc ống tai trước. Nó hoạt động bằng cách đưa các hạt nổi tự do từ kênh bán nguyệt bị ảnh hưởng về vị trí cũ, quay trở lại trong túi nhỏ. Ở đúng vị trí cũ, chúng không còn có thể kích thích, khiến cho bệnh nhân bị chóng mặt khó chịu, theo Health Problems News.
Những động tác mới để điều trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình
Sau 5 ngày quay cuồng với cơn chóng mặt, cuối cùng bác sĩ Foster đã phát minh được các động tác mới để điều trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình. Những động tác đảm bảo đưa các tinh thể về lại vị trí cũ dễ hơn.
Quả nhiên, nó làm giảm các triệu chứng chóng mặt rất nhanh.
Từ đó, tiến sĩ Carol Foster đã phát triển cách điều trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình này, và sau khi đăng tải trên YouTube, đã có hơn 2,5 triệu lượt xem, theo Health Problems News.
Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
• Bước 1: Quỳ gối trên thảm, ngửa mặt, nhìn lên trần nhà.
• Bước 2: Vẫn quỳ, hạ mông đặt lên 2 gót chân, hai đầu gối khép sát nhau, tay chống lên thảm, sát ngang với 2 đầu gối, đầu cúi lộn ngược xuống, về phía trước, đầu đặt lên thảm
• Bước 3: Giữ nguyên tư thế này, quay đầu sang nhìn khuỷu tay trái.
• Bước 4: Chống thẳng tay lên, nhấc đầu lên về tư thế bò, sao cho đầu và lưng thẳng hàng, vẫn quay đầu nhìn sang bên trái.
• Bước 5: Quỳ thẳng dậy như tư thế ban đầu, đầu vẫn quay nhìn bên trái, rồi trở lại bước 1.
Chú ý rằng giữa các bước hãy dừng lại, chờ cho cơn chóng mặt qua đi, rồi thực hiện bước tiếp theo.
Làm các động tác một vài lần để đưa các tinh thể về lại vị trí cũ, bạn sẽ ngay lập tức khỏi chứng rối loạn tiền đình.
Foster tiếp tục đăng các video hướng dẫn trị chứng rối loạn tiền đình trên YouTube, và đã có hàng triệu lượt xem.
Phương pháp này đã giúp cho rất nhiều người thoát khỏi nỗi sợ hãi của chứng rối loạn tiền đình để quay về cuộc sống bình thường, theo Health Problems News.
Năm 2019, Foster đã xuất bản cuốn sách có tên Vượt qua chứng rối loạn tiền đình với những hướng dẫn trên.
Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.