Những đổi thay ấn tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lời Tòa soạn: 48 năm sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa Gia Lai ngày càng phát triển. Từ vùng đất nghèo nàn, lạc hậu, Gia Lai vươn lên thứ 31 cả nước và thứ 2 khu vực Tây Nguyên về tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP). Phóng viên Báo Gia Lai đã gặp gỡ, ghi lại cảm nhận của một số cán bộ và người dân về những đổi thay ấn tượng ấy.

* Ông Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy Đak Đoa: Lĩnh vực kinh tế có sự phát triển vượt bậc

Với sự chung sức, đồng lòng, cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Đak Đoa đã tạo ra sự chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Hệ thống chính trị từng bước củng cố, kiện toàn. Kinh tế-xã hội chuyển biến mạnh mẽ từ đô thị đến nông thôn. Đời sống người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước cải thiện nhờ chủ động tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất. Về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư khá đồng bộ. Đây là yếu tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo sự liên kết giữa các vùng. Đến nay, 100% tuyến đường giao thông chính kết nối đến 110 thôn, làng của huyện đã được bê tông hóa. Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, khoảng 70% tuyến đường nhánh, đường xương cá ở các thôn, làng được bê tông hóa, cứng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Bên cạnh nông nghiệp, huyện Đak Đoa tập trung phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ, thương mại gắn với du lịch sinh thái. Trên địa bàn huyện có 24/42 dự án được các nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát và 7 dự án đang được triển khai. 50% số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện phấn đấu trong nhiệm kỳ có 2/3 số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí mới, xây dựng thị trấn Đak Đoa trở thành đô thị loại IV giai đoạn 2021-2025.

* Hòa thượng Thích Từ Vân-Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh: Các tôn giáo đồng hành cùng đất nước

Cùng với cả nước, 48 năm qua, Gia Lai đã có sự phát triển vượt bậc. Cơ sở hạ tầng với điện-đường-trường-trạm được đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách liên quan nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và Hiến pháp, pháp luật.

Thời gian tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp, sinh hoạt tôn giáo theo đường hướng “Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”; vận động tăng ni, phật tử địa phương tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội tại địa phương, góp phần kết nối đồng bào phật tử cùng hướng thiện, sống “tốt đời-đẹp đạo”, xây dựng Gia Lai phát triển ổn định, phồn vinh, hạnh phúc.

* Bà Đinh Thị Dúng-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 7 (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông): Giao thông kết nối, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt

Từ năm 1994 đến năm 1999, tôi là đại biểu HĐND huyện Chư Prông. Hồi đó, mỗi lần đi họp, tôi phải đi bộ gần 15 km từ xã Ia Lâu ra đến xã Ia Pia, sau đó đi xe đò về huyện. Một mình cứ băng đường mòn, luồn rừng mà đi. Mùa khô thì bụi mù mịt, còn mùa mưa đường lầy lội, trơn trượt, chỉ có thể di chuyển bằng xe công nông. Đường sá cách trở, phương tiện giao thông hạn chế nên nông sản của người dân làm ra thường bị thương lái ép giá.

Hiện nay, cuộc sống đã thay đổi nhiều lắm. Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư hệ thống điện-đường-trường-trạm đến từng thôn, làng. Tuyến đường liên xã, liên thôn được bê tông hóa, cứng hóa giúp người dân đi lại thuận lợi, hàng hóa lưu thông. Kinh tế phát triển, đời sống người dân từng bước nâng cao. Người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư bằng cách chủ động di dời chuồng trại nuôi nhốt gia súc ra sau nhà; làm hàng rào quanh nhà, quanh vườn; hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn; trồng cây xanh, trồng hoa dọc các tuyến đường để tạo cảnh quan môi trường. Xã Ia Lâu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Thôn 7 có 214 hộ dân với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 60%, tất cả các hộ dân đều có phương tiện nghe nhìn; nhà nào cũng có xe máy, số hộ nghèo giảm nhiều, chỉ còn 13 hộ.

* Chị Đinh Thị Hồng Diễm-Bí thư Đoàn xã Sơn Lang (huyện Kbang): Tuổi trẻ tích cực tham gia xây dựng quê hương

Thế hệ trẻ chúng tôi rất vinh dự khi được đóng góp một phần công sức vào sự phát triển của quê hương. Phát huy tinh thần xung kích, đoàn viên, thanh niên trong xã đã tích cực tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi và chủ động vay vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi. Bên cạnh đó, hàng năm, đoàn viên, thanh niên còn tham gia hàng trăm ngày công để dọn vệ sinh môi trường, nạo vét kênh mương, đào hố rác, làm hàng rào, trồng cây xanh, xây dựng và sửa chữa nhà ở, nhà vệ sinh cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chuyển đổi cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, Đoàn xã đang nhận hỗ trợ 4 thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 450 ngàn đồng/quý/em.

Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để đoàn viên, thanh niên triển khai hiệu quả các phong trào, hoạt động và tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập. Đặc biệt là mô hình phát triển du lịch cộng đồng, vừa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của địa phương, vừa giúp người dân có thêm thu nhập.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.