Những công trình cải thiện cuộc sống người dân nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với các tiểu hợp phần khác thuộc Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) tỉnh, tiểu hợp phần Quỹ phát triển cộng đồng (CDF) đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng công và cơ sở hạ tầng sản xuất. Những công trình này đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… mang lại nhiều lợi ích cho người dân ở các xã được hưởng lợi từ dự án.

 
 Đường vào làng Vẻh. Ảnh: N.D
Đường vào làng Vẻh. Ảnh: N.D

Ông Đinh Hiết (làng Vẻh, xã Chư Krey, huyện Kông Chro) cho biết: Trước đây, tuyến đường liên thôn từ làng Sê Rên đến làng Vẻh vào mùa mưa rất trơn trợt, lầy lội gây rất nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển nông sản của bà con. Từ ngày được Dự án IFAD tỉnh đầu tư làm mới tuyến đường bê tông kết nối 2 làng với nhau, người dân đi lại rất thuận lợi, nhất là tiết kiệm được chi phí vận chuyển và bốc vác hàng hóa cho bà con khoảng 90.000 đồng/tấn. Nhờ con đường mới này mà đời sống, sản xuất của bà con trong làng đã có bước chuyển mình rõ rệt so với trước. Đây là một trong số những công trình phục vụ sản xuất được Quỹ phát triển cộng đồng của Dự án IFAD tỉnh đầu tư cho người dân các xã được hưởng lợi từ dự án. Không chỉ hệ thống đường giao thông, nhiều công trình hạ tầng khác cũng được Quỹ đầu tư xây dựng, giúp nhiều người dân hưởng lợi trực tiếp.  

Mục đích của Quỹ phát triển cộng đồng là ưu tiên lập kế hoạch tại cấp xã; đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, cải thiện sinh kế và tăng cường các mối quan hệ thị trường cho người nghèo và cận nghèo; chuyển những kiến thức tập huấn thành hành động, đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng công cộng phải đảm bảo lợi ích kinh tế tối thiểu cho 50% số hộ trong thôn và hạ tầng sản xuất, trang-thiết bị đầu vào cho các nhóm quản lý.  

 

Tổng hợp từ Ban Điều phối Dự án IFAD tỉnh, từ năm 2012 đến 2015, Quỹ phát triển cộng đồng đã tài trợ cho 26 xã của 5 địa phương được hưởng lợi từ dự án xây dựng 166 công trình. Trong đó, 121 công trình hạ tầng công và 45 công trình hạ tầng cơ sở sản xuất gồm 6.672 mét kênh mương, san ủi 66,02 ha xây dựng đồng ruộng, nâng cấp sửa chữa 3 trạm bơm điện, 3 kè đập, làm 20 giếng nước cho nhóm hộ, làm 42 chuồng trại chăn nuôi gia súc, sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng… với số vốn phê duyệt khoảng 90 tỷ đồng.

Đến nay, nhiều công trình đã phát huy hiệu quả rõ rệt, được người dân hưởng ứng mạnh mẽ như công trình hệ thống kênh mương thủy lợi buôn MHung (xã Chư Răng, huyện Krông Pa). Đây là công trình trước đây chưa được kiên cố. Sau khi được Dự án đầu tư xây dựng 13 tuyến kênh nhánh với chiều dài 3.500 mét, công trình này đảm bảo phục vụ tưới tiêu 95 ha lúa và hoa màu của người dân. Trạm bơm II (xã Ia Tul, huyện Ia Pa) sau khi được đầu tư đã đảm bảo cung cấp nước tưới cho 100 ha đất lúa 1 vụ và lúa rẫy của người dân 2 xã Ia Tul và Chư Mố (huyện Ia Pa)… Tại buôn Ma Leo (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa), khi làm đường bê tông nội thôn, người dân đóng góp thêm 49 triệu đồng, hiến 600 m2 đất vườn cùng 180 ngày công lao động… Các tuyến đường từ khu dân cư đến khu sản xuất làng Mèo Lớn (xã Đak Pling, huyện Kông Chro); làng Dơng, xã Kông Lơng Khơng và làng Lợt, xã Kông Pla (huyện Kbang) và làng Blo, xã A Dơk (huyện Đak Đoa)… đều sinh lời khá cao so với quy mô đầu tư ban đầu.

 Theo đánh giá của Ban Điều phối Dự án và các địa phương hưởng lợi, Quỹ phát triển cộng đồng đã phát huy hiệu quả rất tốt. Các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn quỹ đều đáp ứng các mục tiêu của Dự án đề ra. Số hộ hưởng lợi từ dự án ngày càng tăng, chất lượng các công trình đang vận hành tốt, phù hợp với nguyện vọng của người dân, cải thiện điều kiện đi lại của người dân…

Sau 5 năm thực hiện, Quỹ phát triển cộng đồng của Dự án IFAD tỉnh đã thực hiện nhiều công trình cơ sở hạ tầng công và hạ tầng sản xuất, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, cải thiện sinh kế và tăng cường các mối quan hệ thị trường cho người nghèo.

 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.