Nhọc nhằn mưu sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực vươn lên. Vậy nên, mưu sinh là câu chuyện dài của cả một đời người với nhiều thử thách khác nhau. Có lẽ, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với người có sức khỏe, có công việc ổn định. Còn với những người không có thu nhập đều đặn, việc mưu sinh chưa bao giờ là dễ. Và, nỗi vất vả, khó nhọc càng tăng thêm khi họ không có sức khỏe.

Em là học trò của tôi, học giỏi nhưng hoàn cảnh gia đình lại quá éo le. Ba em bị tai biến, mất sức lao động. Mẹ em không nghề nghiệp ổn định, mỗi ngày lang thang khắp nơi để bán vé số. Cuộc sống nhọc nhằn thiếu trước hụt sau nhưng mẹ em luôn cố gắng để 2 chị em được học hành. Hiểu được sự khó nhọc của cha mẹ nên các em đã chăm chỉ học hành và tranh thủ làm việc đỡ đần cho cha mẹ. Điều đáng mừng là các em ngoan, khỏe mạnh, là niềm hy vọng cho cha mẹ. Dù con đường phía trước còn dài và chông gai, nhưng khi vẫn còn niềm tin và ước mơ, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Nhưng không phải ai cũng có một điểm tựa để dựa vào và bước tiếp trong cuộc đời. Có những hoàn cảnh mà người ta buộc phải chấp nhận. Trong một thời gian dài, sáng nào đi chợ, tôi cũng nhìn thấy một bà cụ ngồi lặng lẽ bên góc đường với mâm bánh cam. Bà đi lại khó khăn, mỗi ngày ra ngồi chờ người ta đem bánh tới và sắp ra để bán. Khuôn mặt mệt mỏi, già nua, dáng vẻ nặng nề, mọi cử động đều khó nhọc. Khu chợ nhỏ, người mua-bán không đông, bánh cam cũng không phải là thứ cần mua mỗi ngày; vì vậy, không phải ngày nào bà cũng bán hết số bánh để có chút tiền trang trải những chi phí tối thiểu trong cuộc sống.

Bà cũng không phải là một người già mưu sinh cá biệt. Mỗi ngày, trên đường phố, trong những khu chợ nhỏ, ta dễ dàng bắt gặp những người già lẽ ra đã ở tuổi nghỉ ngơi vẫn phải cặm cụi dùng hết sức lực để kiếm tiền phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Tuổi già, sức yếu, không còn đủ nhanh nhẹn, tinh anh, phải chống chọi với nắng gió và bao nỗi lo toan làm tấm lưng họ như còng hơn, giọng nói khàn đục hơn. Sự vất vả của họ khiến nhiều người chứng kiến không yên lòng. Mua cho họ vài thứ, gửi thêm họ chút tiền, chỉ có thể vậy thôi. Rồi cuộc sống của họ lại là những ngày mưu sinh vất vả, vét chút sức tàn để làm những công việc quá sức của mình.

Mặc dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng số lượng người cao tuổi vẫn còn phải mưu sinh không phải là ít. Cả đời họ làm việc vất vả, gom góp từng đồng để nuôi con. Nhiều trường hợp, để đỡ gánh nặng cho con cháu và lo được cho mình, họ tiếp tục mưu sinh bằng những công việc không hề nhẹ nhàng với tuổi xế chiều. Chưa kể, họ còn phải đối mặt với những nguy cơ như: bệnh tật, tai nạn không có tiền chữa trị, thậm chí là không có người chăm sóc. Dẫu biết cuộc sống là một sự đấu tranh không ngừng nghỉ, nhưng phải mưu sinh ở tuổi về chiều là điều không ai muốn và nó tạo nên một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm.

Một xã hội thịnh vượng bắt đầu từ mỗi gia đình. “Nhỏ cậy cha, già cậy con”, tuổi thơ và tuổi già luôn là những đối tượng cần được quan tâm chăm sóc. Dù đã có những chính sách ưu đãi dành cho tuổi già, cần có nhiều sự chung tay hơn trong toàn xã hội để những ngày tháng tuổi già có thể nhẹ nhàng hơn trong sự chăm sóc, đỡ đần của con cháu. Chăm lo cho tuổi già là thể hiện lòng biết ơn của thế hệ đi sau dành cho ông bà, cha mẹ, cho những người đã có nhiều đóng góp cho gia đình, xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.